Chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà - Co giật

Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Tại Nhà – Co Giật

Co giật là cử động không kiểm soát của các cơ bắp. Hiện tượng xảy ra khi tế bào thần kinh trong não bị kích thích và hoạt động bất thường. Có giật thường diễn ra ít nhất trong 5 phút, kèm theo buồn ngủ và rối loạn trong vòng vài giờ. Ở người bệnh ung thư thường bắt nguồn từ các nguyên nhân như sốt cao, tổn thương ở đầu, nhiễm trùng dịch tủy não, mất cân bằng hóa học trong cơ thể và khối u phát triển ở cột sống và não.

Điều gì sẽ xảy đến với người bệnh bị co giật?

  • Mắt nhìn đờ đẫn và trợn ngược
  • Đột ngột bị mất kiểm soát tiểu tiện và đại tiện
  • Cử động co giật trên cơ thể, đặc biệt là tay và chân

Người bệnh có thể làm gì

  • Trao đổi với bác sỹ về chứng co giật của bạn. Đi cùng người chứng kiến lúc bạn bị co giật để trả lời bất cứ câu hỏi nào của bác sỹ.
  • Uống thuốc chống bệnh theo chỉ định của bác sỹ.

Người chăm sóc có thể làm gì

  • Giữ an toàn cho người bệnh. Nếu cơn co giật diễn ra khi người bệnh đang ở trên giường hoặc ghế, hãy đỡ người bệnh trên tay để tránh bị ngã xuống sàn ảnh hưởng đến đầu.
  • Ở bên cạnh người bệnh
  • Giữ bình tĩnh
  • Nới lỏng quần áo ở quanh cổ người bệnh
  • Nếu người bệnh bị ngã xuống sàn, hãy đặt thứ gì đó để kê dưới đầu và cho người bệnh nằm nghiêng sang một bên.
  • Nếu người bệnh nằm ngửa và không thể dịch chuyển sang một bên, hãy nhẹ nhàng cho đầu người bệnh nghiêng sang nếu có thể. Đừng cố di chuyển các bộ phận khác của cơ thể.
  • Cố gắng để ý các chuyển động của người bệnh, thời gian diễn ra cơn co giật, và các bộ phận cơ thể bị co giật.
  • Đừng cố mở miệng khi người bệnh đang bị co giật, thậm chí ngay cả khi người bệnh đang cắn vào lưỡi. Tránh để ngón tay và bàn tay gần miệng người bệnh.
  • Đừng di chuyển người bệnh trừ khi họ đang ở vị trí nguy hiểm (như gần lò nóng, cửa kính hoặc bậc thang)
  • Đắp chăn và để người bệnh nghỉ ngơi khi qua cơn co giật.
  • Không cho uống thuốc, ăn hay uống bất cứ thứ gì cho đến khi liên lạc được với bác sỹ và người bệnh đã hoàn toàn tỉnh táo trở lại.
  • Nếu người bệnh từng bị bệnh, hãy lắp thanh chắn trên giường. Chắc chắn có người ở bên cạnh người bệnh khi họ đang đi bộ hoặc ngồi trên ghế.
  • Cho bệnh nhân uống thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sỹ.

Gọi bác sỹ/ điều dưỡng nếu người bệnh:

  • Bị co giật, khi cơn đã qua và người bệnh đã tỉnh táo trở lại (nên có một người ở bên cạnh người bệnh và người khác gọi điện cho bác sỹ).

(Theo Phòng khám Gia đình Việt Úc


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội