Đối với những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, có lẽ mục đích chung cho mọi phương thức chăm sóc ở thời điềm này chính là hướng đến sự xoa dịu và giảm nhẹ đau đớn. Để tạo được một môi trường thật thoải mái giúp người bệnh vượt qua những thời khắc khó khăn nhất. Hãy cùng phòng khám gia đình Việt Úc điểm qua 10 lưu ý khi chăm sóc dưới đây nhé:
10 điều cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối
1. Quản lý cơn đau
Đảm bảo rằng bệnh nhân uống thuốc đúng lịch trình, đối với trường hợp nặng hoặc khó khăn khi nuốt có thế sử dụng đến tiêm truyền giảm đau theo y lệnh của bác sĩ. Hoặc phối hợp với nhiều phương pháp hỗ trợ khác như mát-xa, yoga hay thiền…
2. Theo dõi tình trạng sức khoẻ
Luôn theo dõi tình trạng bệnh nhân (tinh thần, mức độ đau, mệt mỏi,…), mỗi ngày ghi chép lại số đo nhiệt độ, huyết áp, và các chỉ số sức khỏe khác theo dặn dò từ bác sĩ.
3. Liên lạc với đội ngũ y tế
Báo cáo sát sao mọi chuyển biến sức khoẻ của bệnh nhân đến đội ngũ y bác sĩ, để kịp thời ứng biến và thay đổi liệu pháp điều trị phù hợp hơn.
Tại phòng khám gia đình Việt Úc chúng tôi cung cấp dịch vụ bác sĩ thăm khám tại nhà để hỗ trợ các bệnh nhân không có điều kiện hoặc hạn chế khả năng đi lại.
4. Chế độ dinh dưỡng
Chuẩn bị thực phẩm ngon miệng, dễ tiêu hóa, và đảm bảo đầy đủ chất trong khẩu phần ăn. Bên cạnh việc ăn uống thông thường, có thể sẽ cần tiêm truyền thêm dinh dưỡng bổ sung theo chỉ định của bác sĩ. Để giúp bệnh nhân duy trì thể trạng ổn định trong quá trình chiến đấu với bệnh tật.
5. Hỗ trợ tinh thần
Hãy quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh chữa lành cảm xúc bằng việc hỏi han, trò chuyện với bệnh nhân. Hoặc tổ chức các hoạt động giúp giảm căng thẳng (tập thể dục, yoga, thiền, đi dạo, vẽ tranh…). Điều này sẽ tạo năng lượng tích cực và giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị.
6. Quản lý tác động phụ
Người chăm sóc cần nắm rõ các tác dụng phụ từ điều trị (vd: nôn mửa, tiêu chảy, yếu sức, chán ăn, mệt mỏi…). Để biết cách ứng phó và giúp bệnh nhân giảm nhẹ cảm giác khó chịu. Ngoài ra, cần báo ngay cho đội ngũ y tế nếu có thay đổi nào bất thường về sức khoẻ.
7. Theo dõi lịch trình điều trị
Đảm bảo thực hiện đúng theo lịch trình điều trị và các cuộc kiểm tra y tế, lên lịch hẹn bác sĩ nếu có bất kỳ phát sinh hoặc thắc mắc về tình trạng bệnh.
8. Trang bị kiến thức về bệnh lý
Đừng quá phụ thuộc vào bác sĩ, chính người chăm sóc cũng cần tự trang bị kiến thức về loại ung thư và phương pháp điều trị. Để có thể bình tĩnh đánh giá và ra quyết định phù hợp trong từng tình huống khi không có đội ngũ y tế bên cạnh.
9. Chăm sóc da
Hãy luôn giữ da sạch sẽ và ẩm, và phải đặc biệt chú ý các khu vực dễ bị cấn/ tì đè xuống giường như lưng, xương cụt, vai, khuỷu tay chân, vì những chỗ da này dễ xảy ra tình trạng loét do tì đè quá lâu.
10. Chăm sóc tại nhà và hỗ trợ khác
Thực hiện các kiểm tra y tế cần thiết và hỗ trợ bệnh nhân di chuyển đến các buổi điều trị. Ngoài ra, đối với các bệnh nhân quá yếu sức sẽ cần hỗ trợ thở (hút đờm, khí rung, thở oxy…). Và một số hỗ trợ khác như dịch vụ đặt sonde dạ dày, đặt sonde tiểu, chăm sóc vết thương…
Kết luận
Tất cả 10 lưu ý trên, cũng chính là những điều mà phòng khám gia đình Việt Úc cam kết hỗ trợ gia đình bệnh nhân với dịch vụ chăm sóc bệnh nhân ung thư. Chúng tôi ở đây, luôn sẵn sàng đem đến cho người bệnh sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp nhất. Đồng thời san sẻ nỗi lo cùng người nhà, để giúp những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có những khoảng thời gian thoải mái vui sống trong những ngày còn lại.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc inbox trực tiếp. Để được tư vấn kỹ hơn nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào nhé!
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc.