Những Nhầm Tưởng Về Bệnh Ung Thư - Phòng khám gia đình Việt Úc

Những Nhầm Tưởng Về Bệnh Ung Thư

Một số người đang hiểu không đúng hoặc có những nhầm tưởng về cách mà ung thư bắt đầu và lây lan, đặc biệt là từ những kiến thức lỗi thời. Tuy nhiên những hiểu lầm về bệnh ung thư có thể dẫn đến sự lo âu không đáng có, thậm chí cản trở quá trình chữa trị cho người bệnh. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin có căn cứ khoa học về căn bệnh ung thư.

Nhung-nham-tuong-ve-benh-ung-thu

Hãy đọc hết bài viết này để có cách hiểu đúng hơn về ung thư và giúp những người khác có cách hiểu sai về ung thư có cách nhìn đúng hơn.

1. Ung thư liệu có đồng nghĩa với án tử?
Tại Việt Nam, khả năng tử vong vì ung thư đã giảm dần kể từ những năm 1990.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là dữ liệu từ số lượng mẫu rất lớn. Một bệnh nhân ung thư sẽ sống được bao lâu và liệu họ tử vong vì căn bệnh này hay lý do khác phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, ví dụ như

– Đây là ung thư tiến triển chậm hay nhanh

– Đã di căn hay chưa

– Có phương án điều trị hay không

– Sức khỏe toàn trạng của người bệnh như thế nào

2. Ăn thực phẩm có đường làm bệnh ung thư nghiêm trọng hơn?

Câu trả lời là không.

Mặc dù nghiên cứu chỉ ra các tế bào ung thư tiêu thụ đường (gluco) nhiều hơn các tế bào thường nhưng điều đó không có nghĩa là đường làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, hay dừng ăn đường có thể khiến bệnh trở nên tốt hơn hay biến mất.

Tuy nhiên, ăn nhiều đường có thể khiến bạn tăng cân, và béo phì lại là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh ung thư.

3. Chất tạo ngọt nhân tạo hoặc đường ăn kiêng có gây nên ung thư?

Câu trả lời là không.

Một vài nghiên cứu chỉ ra các chất tạo ngọt (thay thế đường) như: saccharin (Sweet ‘N Low®, Sweet Twin®, NectaSweet®); cyclamate; aspartame (Equal®, NutraSweet®); acesulfame potassium (Sunett®, Sweet One®); sucralose (Splenda®) đều cho thấy chưa bằng chứng nào chỉ ra các chất này gây ung thư

4. Bệnh ung thư có lây hay không?

Nhìn chung là không lây.

Bệnh ung thư không lây từ người sang người, ngoại trừ trường hợp có cấy ghép nội tạng hoặc mô. Người nhận khi được cấy ghép từ người hiến có tiền sử ung thư sẽ có nguy cơ phát triển ung thư tại vùng nội tạng/ mô được cấy ghép. Tuy nhiên rủi ro này cũng thấp – khoảng 2/10,000 ca ghép, vì các ca ghép mô/ nội tạng đều hạn chế sử dụng từ người có tiền sử ung thư.

Một vài trường hợp, ung thư phát triển do một vài loại virut (ví dụ như HPV gây ung thư cổ tử cung) hoặc vi khuẩn (ví dụ như vi khuẩn HP ở dạ dày). Những vi khuẩn/ virut này theo nhiều cách có thể lây từ người sang người và bản thân chúng là yếu tố có thể gây nên ung thư.

5. Thái độ sống – ví dụ như tiêu cực hay tích cực – có ảnh hưởng tới nguy cơ ung thư hay hồi phục hay không?

Tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có một bằng chứng khoa học nào về việc thái độ ảnh hưởng tới nguy cơ ung thư. Người bệnh ung thư đôi khi sẽ thấy buồn bã, lo lắng, đôi khi cảm thấy vô vọng. Những người có tinh thần sông tích cực sẽ luôn tạo cho mình cảm giác thoải mái với bạn bè, người thân xung quanh và tham gia các hoạt động thể chất.

Xem thêm bài viết: 

>> Dịch vụ chăm sóc bênh nhân ung thư tại nhà

>> Nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư

>> 6 Nguyên tắc cơ bản trong dinh dưỡng phòng ung thư

6. Liệu phẫu thuật hay sinh thiết khối u có làm cho khối u di căn

Ung thư di căn do phẫu thuật là vô cùng thấp. Tuân thủ theo các quy trình chuẩn, các bác sỹ ngoại khoa thực hiện các bước cần thiết để ngăn việc di căn trong quá trình sinh thiết và phẫu thuật cắt bỏ tế bào ung thư, ví dụ như dùng các dụng cụ khác nhau cho từng bước trong quy trình.

7. Điện thoại di động gây ra ung thư?

Câu trả lời là không.

Các tế bào bình thường bị ung thư hóa đa phần là do đột biến gene. Và sóng hay bức xạ của điện thoại di động không làm biến đổi gene.

8. Các loại thuốc bằng thảo dược có chữa trị được ung thư hay không?

Mặc dù nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra các liệu pháp thay thế như dùng thảo dược để hạn chế tác dụng phụ, chứ chưa một nghiên cứu nào chỉ ra rằng các loại thuốc thảo dược có thể chữa trị bệnh ung thư. Thậm chí có nhiều loại thảo dược có thể có hại cho người bệnh khi người bệnh đang hóa trị và xạ trị. Bệnh nhân ung thư cần phải trao đổi với bác sỹ chữa trị về tất cả phương pháp, liệu trình chữa trị khác mà bệnh nhân đang sử dụng.

9. Nếu trong gia đình có người bị ung thư, liệu có nguy cơ những người khác trong gia đình cũng mắc bệnh?

Đây là điều không thể chắc chắn, vì ung thư hóa là do những đột biến gen trong tế bào và cũng có thể do nhiều yếu tố bên ngoài khác nữa như hút thuốc, hay có tiếp xúc bức xạ. Những loại ung thư đó được gọi là không di truyền.

10. Những sản phẩm ngăn tiết mồ hôi, khử mùi có dẫn tới ung thư vú?

Chưa có nghiên cứu đáng tin cậy nào về sự liên hệ giữa các sản phẩm khử mùi ngăn tiết mồ hôi và ung thư vú.

11. Nhuộm tóc có gây ung thư không?

Chưa có nghiên cứu  nào chỉ ra thuốc nhuôm tóc gây ra ung thư. Tuy nhiên một vài nghiên cứu cho thấy những thợ làm tóc, hoặc những người tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc và các hóa chất liên quan thường xuyên với lượng lớn làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.

Nếu bạn cần tư vấn sức khỏe, vui lòng liên hệ:

PHÒNG KHÁM GIA ĐÌNH VIỆT ÚC

Hotline Hà Nội: 1800 6896

Hotline Hồ Chí Minh: 1800 6894

 


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội