6 Nguyên Tắc Cơ Bản Trong Dinh Dưỡng Phòng Ung Thư - Phòng khám gia đình Việt Úc

6 Nguyên Tắc Cơ Bản Trong Dinh Dưỡng Phòng Ung Thư

Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến gia tăng nguy cơ ung thư. Do đó, chọn lựa thực phẩm nào, ăn bao nhiêu, cũng như cách chế biến thế nào là những điều cơ bản cần phải lưu ý hằng ngày để sử dụng dinh dưỡng phòng ung thư, nhất là tình trạng thực phẩm bẩn đang tràn lan tại thị trường như hiện nay.

6-nguyen-tac-co-ban-trong-dinh-duong-phong-ung-thu

Dưới đây là 6 nguyên tắc cơ bản trong dinh dưỡng phòng ung thư được cập nhập từ các báo cáo khoa học và các viện nghiên cứu ung thư hàng đầu thế giới. 6 nguyên tắc trong dinh dưỡng phòng ung thư được chia thành các 3 nguyên tắc tăng và 3 nguyên tắc giảm, củ thể là:

I. CÁC NGUYÊN TẮC TĂNG TRONG DINH DƯỠNG PHÒNG UNG THƯ

1. Tăng sự cân đối lượng calo trong bữa ăn để duy trì cân nặng hợp lý

6-nguyen-tac-co-ban-trong-dinh-duong-phong-ung-thu-1

Duy trì cân nặng lý tưởng rất quan trọng, bởi vì béo phì là nguyên nhân thứ hai có nguy cơ cao gây ung thư sau thuốc lá. Việc thừa cân làm tăng nguy cơ của 13 loại ung thư, do đó một chế độ ăn uống lành mạnh có thể gián tiếp giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư bằng cách kiểm soát trọng lượng và phòng bệnh béo phì.

Bằng chúng ngày càng tăng cho thấy một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm

– ½ khẩu phần ăn là rau, hoa quả

– ¼ khẩu phần là ngũ cốc nguyên cám

– ¼ khẩu phần còn lại là đạm “tốt”

Đạm tốt tức là các loại thịt, hải sản ngoài trừ các loại chế biến sẵn ( xúc xích, thịt xông khói, thịt muối….) hạn chế thịt đỏ (thịt gia súc như heo, bò, dê)

Bên cạnh đó, cần hạn chế các thực phẩm có hàm lượng calo cao khác như thức ăn nhanh, nước ngọt, bánh kẹo vì chúng góp phần làm tăng cân. Một chế độ ăn nhiều chất xơ, giảm đường bột vừa có thể trực tiếp ngăn ngừa sự tăng cân bằng cách giảm năng lượng hấp thu, vừa gián tiếp làm giảm cân do tăng cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn.

2. Tăng cường ăn rau củ quả có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư

6-nguyen-tac-co-ban-trong-dinh-duong-phong-ung-thu-2

Các nghiên cứu cho thấy rằng ăn trái cây và rau cải có thể làm giảm nguy cơ ung thư miệng, cổ họng, thanh quản và phổi

Trái cây và rau quả có nhiều chất khác nhau có khả năng làm giảm khả năng phát triển của ung thư. Các chất dinh dưỡng này bao gồm:

– Các nhóm chất có hoạt tính kháng ung thư carotenoid, vitamin C, Vitamin E, Selen, Flavonoid và các chết phytochemical khác ( các chất tim thấy trong cây)

– Chất xơ: Việc ăn các thực phẩm giảu chất xơ làm giảm nguy có ung thư ruột là điều đã được khoa học chứng minh rõ ràng. Các nghiên cứu cho thấy ăn 10g chất xơ mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột khoảng 10%.

– Chất chống tăng sinh mạch máu mới. Đây là tác động kép, vì cả tế báo ung thư lẫn mô mỡ đều cần sinh mạch máu mới đến nuôi chúng, do đó việc chống tăng sinh mạch mái mới vừa trực tiếp làm giảm nguy cơ ung thiw, vừa gián tiếp giảm nguy cơ ung thư thông qua việc làm giảm sự phát triển của mô mỡ, tránh béo phì.

3. Tăng độ đa dạng về thành phần và nguyên liệu trong bữa ăn

6-nguyen-tac-co-ban-trong-dinh-duong-phong-ung-thu-3

Các độc tố tiềm ẩn trong thực phẩm vẫn còn là vấn đề lo ngại của nhiều người. Tuy nhiên, cần nhớ rằng; Không có chất độc hay chất bổ, chỉ có ngưỡng độc hay ngưỡng bổ.

Tức là, các chất gọi là độc chỉ khi có thể phát độc tố khi chúng được tích tụ đến một ngưỡng nhất định. Do đó, một cách đơn giản để hạn chế tác động của hiện trạng thực phẩm bẩn hiện nay là đa dạng hóa thực đơn hằng ngày, hay nói các khác là thay đổi các món ăn thường ngày.

Tuy nhiên cần hiểu là nên da dạng hóa thực phẩm tốt, bao gồm rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế các thực phẩm gây hại như thịt chế biến sẵn, thịt đỏ, bên cạnh hạn chế rượu bia, nước ngọt.

Ngược lại với ngưỡng độc, chúng ta cần ăn nhiều rau củ quả để các chất ung thư trong chúng đạt đủ ngưỡng bổ để phát huy tác dụng. Chưa có một hướng dẫn cụ thể là phải ăn bao nhiêu loại rau củ quả mỗi ngày để đạt được ngưỡng này, nhưng thực tế nghiên cứu đến nay đều cho thấy việc ăn nhiều rau củ quả hàng ngày làm giảm nguy cơ ung thư nói chung và đặc biệt là ung thư đại thực tràng nói riêng.

II. CÁC NGUYÊN TẮC GIẢM TRONG DINH DƯỠNG PHÒNG UNG THƯ

1. Giảm thịt chế biến và thịt đỏ.

6-nguyen-tac-co-ban-trong-dinh-duong-phong-ung-thu-4

Ăn nhiều thịt đã chế biến sẵn và thịt đổ có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột. Thịt đỏ bao gồm các loại thịt gia súc như bò, heo, dê. Thịt chế biến bao gồm giăm bông, thịt xông khói, xúc xích, thịt muối và các sản phẩm tương tự.

2. Giảm ăn mặn

6-nguyen-tac-co-ban-trong-dinh-duong-phong-ung-thu-5

Muối là một gia vị không thể thiếu đối với con người. Nhưng cũng như tất cả các chất khác, ăn nhiều muối đến một ngưỡng nhất định cũng gây ra tình trạng bệnh lý và làm tăng nguy cơ các bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư.

Các nghiên cứu cho thấy, một trong những nguyên nhân khiến Nhật Bản và Hàn Quốc thành 2 nước duy nhất có tỷ lệ ung thư dạ dày cao hơn cả ung thư phổi là do thói quen ăn mặn của họ.

Bên cạnh việc ăn mặn nói chung, một số bằng chứng còn cho thấy ăn thực phẩm đã được bảo quản bằng muối đặc biệt là rau củ ngâm muối có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Có rất nhiều cơ chế gây ung thư của muối được đề xuất. Một trong những khả năng là do muối có khả năng làm hỏng lớp màng trong dạ dày và gây viêm, hoặc làm cho lớp lót dạ dày nhạy hơn với chất gây ung thư như các hợp chất N- nitroso. Muối cũng có thể tương tác với Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày.

Ngoài việc làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, việc sử sụng nhiều muối có thế làm tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ. Do đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên nạp tối đa 6 gam muối, tương đương với 1 muỗng café

3. Giảm các món chiên, xào, nướng, áp chảo.

6-nguyen-tac-co-ban-trong-dinh-duong-phong-ung-thu-6

Ngoài những món ăn đưuọc chế biến bằng phương pháp sốc nhiệt như chiên, xào, nướng, áp chảo, tiwf lâu đã được chúng mình làm tăng khả năng ung thư cho người tiêu thụ.

Có rất nhiều chất làm tăng nguy cơ ung thư được sinh ra do thực phẩm bị sốc nhiệt, nhất là các nhóm aldehyde sinh ra từ sự phân hủy chất béo , và các nhóm N- Nitroso từ đạm bị sốc nhiệt. Thời gian sốc nhiệt càng lâu, nhiệt độ sốc nhiệt càng cao càng sinh ra nhiều chất độc hại.

Không chỉ người ăn các món này có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi cho chính người chế biến. Đó là di các nhóm chất aldehyde độc hại lại dễ bay hơi, do đó người trực tiếp chế biến có thêm nguy cơ ung thư phổi do hít thở các chất này.

TÓM LẠI

Như vậy, cuộc chiến chống lại ung thư của loài người còn dài, Nếu không có một phép màu, một sự tình cờ kỳ diệu nào đó, thì phải vài thế kỷ nữa chúng ta mới có thể hiểu hết về ung thư để từ đó tìm ra một (vài) phương pháp toàn diện để biến ung thư từ nan y thành bệnh nhẹ, như loài người chúng ta đã làm với bệnh lao và sắp tới hà HIV.

Tất nhiên, hãy nhớ rằng, ngoài 6 nguyên tắc trong dinh dưỡng phòng ung thư trên, việc bỏ thuốc lá, hạn chế tối đa rượu bia và tập thể dục thường xuyên vẫn luôn nằm trong những nguyên tắc cốt lõi cho một lối sống toàn diện đề phòng ung thư


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội