Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Ung Thư

Nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư

Nhu cầu dinh dưỡng của bệnh  nhân ung thư khác với người khỏe mạnh bình thường. Ví dụ như người khỏe mạnh cần các loại dinh dưỡng như:

– Nhiều rau quả trái cây, các loại hạt, các loại ngũ cốc.

– Một lượng thịt hoặc các sản phẩm từ sữa vừa phải

– Một lượng đường, chất béo, muối phù hợp

Tuy nhiên khi có bệnh ung thư, người bệnh có nhiều nhu cầu dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho các đợt điều trị và hồi phục. Khi bạn khỏe mạnh việc đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng không khó, nhưng người bệnh ung thư thì lại là một thử thách khá lớn.

Người bệnh ung thư cần nhiều protein và năng lượng hơn bình thường, điều đó có nghĩa là chế độ ăn nên có thêm trứng, sữa hoặc pho-mát. Nếu người bệnh gặp khó khăn trong việc nuốt thì thức ăn phải ở dạng lỏng, sệt, đôi khi lại ăn loại ít chất xơ. Vì vậy, lúc này bạn rất cần được bác sỹ dinh dưỡng tư vấn.

Nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư
Nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư

1. Gặp khó khăn trong ăn uống tiêu hóa là một tác dụng phụ của các quá trình điều trị ung thư

Các quá trình trị liệu nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư, nhưng cũng đồng thời ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh. Một vài vấn đề gặp phải trong việc ăn uống tiêu hóa của người bệnh  là

– Mất vị giác

– Không có vị giác hoặc khứu giác

– Táo bón

– Tiêu chảy

– Khô miệng

– Không tiêu hóa được lactose

– Buồn nôn hoặc nôn

– Đau miệng, họng hoặc khó nuốt

– Tăng hoặc giảm cân

Cũng có nhiều người bệnh mất vị giác hoặc buồn nôn có thể do áp lực tâm lý, quá lo lắng về bệnh cũng như liệu trình điều trị. Đối với những bệnh nhân này, các triệu chứng trên có thể mất đi khi đã quen hơn với quá trình điều trị.

2. Chuẩn bị sẵn sàng trước mỗi đợt điều trị

Người bệnh có thể có tâm lý lo lắng trước đợt điều trị, những triệu chứng này có thể nhẹ hơn và mất đi khi người bệnh đã làm quen được với quá trình điều trị

– Cố gắng ăn uống lành mạnh và giữ cân nặng không thay đổi trước khi lần điều trị bắt đầu. Việc này giúp bạn có đủ sức khỏe, tránh các nguy cơ nhiễm trùng, cũng như chống chọi lại được các tác dụng phụ, đảm bảo bạn có thể trải qua hết quá trình trị liệu.

– Tới khám nha khoa. Bạn cần được kiểm tra răng miệng để đảm bảo không ảnh hưởng tới việc nhai nuốt.

– Trao đổi với bác sỹ chữa trị, bác sỹ dinh dưỡng và/hoặc điều dưỡng về các loại thuốc có thể hỗ trợ ăn ngon hơn

– Thoải mái trao đổi về những áp lực tâm lý, những lo lắng của bạn với bác sỹ chuyên môn để được tư vấn giúp đỡ.

– Đọc và nghiên cứu trước các tài liệu liên quan đến phương pháp chữa trị. Khi đã tưởng tượng ra rồi, bạn có thể cảm thấy bớt lo lắng hơn.

Đọc thêm bài viết:

>> Dịch vụ chăm sóc bênh nhân ung thư tại nhà

>>  6 Nguyên tắc cơ bản trong dinh dưỡng phòng ung thư

>> Chiến thắng ung thư nhờ chế độ dinh dưỡng

3. Bạn cần chuẩn bị những gì?

– Mua đồ ăn cần thiết và để trước trong tủ lạnh, giá để đồ ăn. Kiểm tra để đảm bảo sản phẩm còn hạn hoặc còn tươi mới khi bạn sử dụng.

– Có thể chuẩn bị sẵn trước một vài món sơ chế, hoặc đã làm sẵn để có thể có lúc bạn chỉ cần làm nóng là có thể ăn được

–  Chia sẵn đồ ăn theo từng bữa

– Nhờ bạn bè người thân chuẩn bị đồ ăn trong suốt quá trình điều trị. Hoặc có thể tìm hiểu liên hệ các dịch vụ chuẩn bị và giao đồ ăn tại nhà.

– Bạn nên chuẩn bị trước danh sách các món ăn, trái cây mà bạn thích ăn để người thân, bạn bè dễ chuẩn bị cho bạn

an-chay-lam-giam-nguy-co-ung-thu-2

4. Vậy cần ăn như thế nào

– Khi đang điều trị, tâm trạng và vị giác của bạn có thể thay đổi thường ngày, vì vậy bạn nên

– Ăn nhiều protein và năng lượng nhất khi có thể. Việc này giúp sức khỏe của bạn sẽ tốt hơn

– Khi nào cảm thấy muốn ăn, hãy ăn nhiều hơn bình thường một chút. Có những người chỉ muốn ăn vào lúc sáng, vậy đây là lúc mà bạn cố gắng ăn nhiều nhất có thể.

– Bạn có thể chỉ muốn ăn một hoặc hai loại món ăn. Không sao cả! Bạn có thể ăn như bạn buốn cho tới khi vị giác tốt hơn. Bạn cũng có thể ăn uống nhẹ như các loại sinh tố để tăng thêm dinh dưỡng

– Đôi khi bạn có thể không muốn ăn gì. Đừng quá lo! Bạn có thể sẽ lại muốn ăn thôi, tuy nhiên nếu trong 2 ngày bạn không ăn gì cả thì cần trao đổi tình trạng này với bác sỹ chữa trị

5.  Ăn uống tăng cường sức khỏe để giảm nguy cơ nhiễm trùng

Nên

– Tùy vào từng phương pháp chữa trị, bạn có thể có nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, ăn như thé nào cũng là những lưu ý cần lưu tâm

– Giữ ấm đồ nóng và đảm bảo đủ lạnh với đồ lạnh

– Nếu không ăn hết cần để ngay vào tủ lạnh

– Rửa sạch rau quả trái cây trước khi ăn

– Trái cây khó rửa có thể ngâm trong nước rồi xả sạch

– Rửa sạch các dụng cụ nhà bếp ngay sau và trước khi sử dụng. Đặc biệt là nên dùng riêng giữa đồ sống và dồ chín

– Rửa sạch tay trước và sau khi sơ chế đồ sống

– Uống các loại sữa đã qua tiệt trùng

– Các loại hạt được sơ chế bóc vỏ

Không nên

– Ăn các loại đồ sống như hàu sống, sashimi Nhật

– Các loại hạt sống, chưa qua sơ chế

– Sử dụng thực phẩm còn hạn sử dụng

– Ăn buffet hay các quầy tự phục vụ

– Ăn đồ ăn để trong tủ lạnh quá 3 ngày

Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn về nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư của bác sĩ, hãy gọi đến hotline 1800 6896 để được bác sĩ hỗ trợ miễn phí. 

Đánh giá post

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc.