Hỗ Trợ Cho Người Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư - Phòng khám gia đình Việt Úc

Hỗ Trợ Cho Người Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư

Khi là người chăm sóc bệnh nhân, bạn hỗ trợ những hoạt động hàng ngày của người bệnh như là đi thăm khám bác sỹ hay chuẩn bị đồ ăn. Bạn sẽ cần phải sắp xếp các công việc và dịch vụ chăm sóc. Hoặc có thể cần sự hỗ trợ về mặt tinh thần.

Những lời khuyên dưới đây là dành cho hầu hết những người chăm sóc bệnh nhân ung thư. Nhưng cũng có thêm thông tin cho chăm sóc cho người bệnh ung thư, người bệnh mới trải qua liệu trình điều trị, cho cha mẹ của bênh nhân ung thư nhi, và người ở độ tuổi thanh thiếu niên có người nhà mắc ung thư

1. Thế nào là người chăm sóc bệnh nhân

Chăm sóc và giúp đỡ người bệnh trong thời gian này là cả một thách thức. Nhiều người chăm sóc bệnh nhân bỏ qua cảm giác của ban thân để tập trung chăm sóc cho người bệnh. Điều này sẽ khó khăn cho người chăm sóc để có thể duy trì trong thời gian dài và cũng tốt với sức khỏe tinh của chính bạn. Áp lực có thể cả về thể chất và tinh thần. Nếu bạn không thể chăm sóc bản thân mình, sẽ rất khó để có thể chăm sóc được người khác. Chăm sóc chính bản thân bạn cũng là cách để bạn chăm sóc cho gia đình mình.

ho-tro-cho-nguoi-cham-soc-benh-nhan-ung-thu

Hiểu được những gánh nặng mà bạn phải đối mặt, Phòng khám gia đình Việt Úc – Chăm sóc tại nhà Việt Úc cung cấp các dịch vụ bác sĩ gia đình khám bệnh tại nhà , điều dưỡng chăm sóc người bệnh tại nhà tại Hà Nội và tại Hồ Chí Minh giúp bạn và người thân trong gia đình san sẻ nỗi lo khi gia đình đang chăm sóc bệnh nhân ung thư. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng tại 2 thành phố trên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ngay: Hotline Hà Nội: 1800 6896, Hotline Hồ Chí Minh: 1800 6894

2. Vai trò thay đổi như thế nào?

Cho dù bạn còn trẻ hay đã lớn tuổi, bạn đều có thể trở thành người chăm sóc bệnh nhân. Bạn đã từng là một phần cuộc sống của ai đó, nhưng giờ đây họ là người bệnh ung thư nên cái cách hỗ trợ và chăm sóc cũng khác trước. Có thể là bạn cảm thấy một điều gì đó bạn chưa từng trải qua, hoặc cảm thấy cái gì đó nặng nề hơn trước rất nhiều. Nhiều người cũng giống bạn, cảm thấy cái gì đó rất lạ lẫm, nhưng cùng trải qua với người thân yêu, giúp bạn có nhiều kinh nghiệm hơn. Hơn nữa

– Người bệnh cảm thấy thoải mái hơn nếu được người thân chăm sóc

– Có những người vừa phải chăm sóc con nhỏ, vừa phải chăm sóc bố mẹ của họ

– Bố mẹ cũng mất khoảng thời gian để chấp nhận sự chăm sóc từ những đứa con đã trưởng thành của mình

– Người chăm sóc phải sắp xếp công việc và việc chăm sóc người thân

– Là người con đã trưởng thành và có ung thư, họ có thẻ không muốn dựa dẫm quá nhiều vào sự chăm sóc của bố mẹ

– Bản thân người chăm sóc cũng có vấn đề về sức khỏe của chính họ, có thể là về thể chất hay tâm lý khi chăm sóc người khác

Dù vai trò của bạn lúc này là gì, đôi lúc bạn cũng cảm thấy khó khăn khi phải đối mặt với thời điểm này. Nếu có thể, hãy chia sẻ tâm sự với người thân bên cạnh bạn. Hoặc tìm sự hỗ trợ từ các bác sỹ tư vấn.

“Mẹ vẫn luôn là người phụ nữ cứng rắn của gia đình. Bây giờ mọi thứ gần như đảo ngược, chúng tôi như là những người cha người mẹ, và mẹ tôi trở lại như đứa trẻ. Điều khó khăn là chúng tôi còn có những đứa con và công việc để phải lo toan”

3. Bạn có cần nhận sự giúp đỡ không?

Nhiều người chăm sóc bệnh nhân hay nói rằng khi nhìn lại bản thân mình, có vẻ họ đã quá cố gắng. Hoặc giả như lúc đó họ tìm thêm sự giúp đỡ của bạn bè và gia đình sớm hơn. Xem xét mọi thứ thực tế rằng cái gì mình có thể làm, cái gì không. Những gì bạn muốn tự làm? Việc gì có thể nhờ người khác? Hãy để người khác giúp đỡ bạn. Đây là một vài ví dụ:

– Giúp đỡ việc vặt trong nhà như nấu ăn, giặt giũ, mua sắm hay làm vườn

– Trông trẻ hoặc đưa đón tới trường

– Đưa tới chỗ làm hoặc đi lấy thuốc

– Liên hệ với nhau để cập nhật những gì cần thiết

Chấp nhận sự giúp đỡ từ những người khác không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhưng hãy nhớ rằng bất gì sự giúp đỡ nào cho chính bản thân bạn cũng là giúp cho người thân của bạn – bạn khỏe mạnh bao nhiêu, người thân bạn sẽ cảm thấy ít áy náy về những gì bạn đang làm, những người giúp đỡ bạn có thể giúp những công việc bạn có thể làm hay có thể chỉ là để bạn dành thêm thời gian cho bản thân.

Xem thêm bài viết: Dịch vụ điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà

ho-tro-cho-nguoi-cham-soc-benh-nhan-ung-thu-2

4. Không phải ai cũng có thể giúp bạn!

Khi ai đó có bệnh, phản ứng chung của bạn bè và gia đình là giúp đỡ người đó. Thậm chí có thể những người bạn không biết nhiều về họ cũng muốn giúp đỡ. Lúc đó, bạn cần nhận biết ai là người có thể thực sự hỗ trợ được bạn. Bạn cũng có lúc thắc mắc có những người không muốn giúp đỡ gia đình. Một vài lý do có thể là:

– Họ cũng có vấn đề của riêng họ

– Họ không có thời gian

– Họ sợ bệnh ung thư vì có thể đã từng trải qua một điều gì đó, nên họ tránh không muốn tiếp xúc

– Nhiều người cảm thấy ai cũng cần không gian riêng để làm quen dần với sự việc

– Đôi khi mọi người không nhận biết gánh nặng trên đôi vai bạn. Hoặc họ cũng không biết là nên giúp đỡ chỉ đến khi bạn nói

– Một số người cảm thấy khó khăn khi thể hiện sự quan tâm của mình với người khác

Nếu ai đó không thực sự hỗ trợ được những điều bạn cần, bạn cần tâm sự và chia sẻ với họ. Hoặc cứ cho qua mọi thứ. Nhưng nếu bạn không muốn ảnh hưởng tới tình cảm đôi bên, bạn nên nói ra.

 Xem thêm bài viết:

Dịch vụ chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà

8 lời khuyên cho người chăm sóc của bệnh nhân ung thư

5. Người chăm sóc không sống gần người bệnh

Nếu bạn sống xa người thân mắc ung thư, đôi khi bạn cảm thấy lo lắng về tình trạng hiện tại của người bệnh. Vì vậy mà bạn cần người hỗ trợ hay cùng chăm sóc người bệnh

Người bệnh và người chăm sóc bệnh nhân có thể dùng điện thoại, email hay các phương tiện liên lạc khác. Nhưng những phương tiện này không phải lúc nào cũng phù hợp, vì rất khó để biết được tinh trạng cụ thể của người bệnh

6. Lời khuyên

– Yêu cầu người thân sống gần đó hoặc bạn bè cập nhật cho bạn thông tin về người bệnh qua email. Hay tìm các phương tiện để cập nhật thường xuyên hơn.  

– Tìm các phương thức kết nối trực tuyến với mọi người, sử dụng gọi bằng hình ảnh như skype hay facetime.

– Nếu bạn phải đi đi lại lại nhiều, lưu ý thời gian chuyến bay/ tàu xe để bạn có thời gian nghỉ ngơi.  Nhiều người nói rằng họ không đủ thời gian để nghỉ ngơi.  

Nguồn từ NCI Office of Communcation and Public Liaison. Bản dịch không chính thức này được được dịch bởi Việt Úc. Và NCI chưa chứng nhận bản dịch này.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội