Những Điều Cần Biết Về Vết Thương Loét Tì Đè - Phòng khám gia đình Việt Úc

Những Điều Cần Biết Về Vết Thương Loét Tì Đè

Vết thương loét tì đè là hiện tượng hay gặp ở người không thể vận động, nằm lâu bởi tai nạn, sau các ca phẫu thuật lớn.

Thường xuất hiện ở các bệnh nhân tai biến, người cao tuổi ít hoặc lười vận động.

Vết thương loét tì đè gây phiền hà đến sức khỏe, đời sống của người bệnh, gây khó khăn cho người chăm sóc.

1. Loét tì đè là gì?

Vết thương loét do tì đè là một loại vết thương loét được hình thành do kém dinh dưỡng ở một hoặc nhiều vùng trên cơ thể.

Loét do tì đè thường gặp ở những bệnh nhân nặng ( nặng về bệnh lý hoặc cân nặng) phải nằm lâu. Khi không thay đổi tư thế, không trở mình thường xuyên hoặc không được xoa bóp, lăn trở những vùng dễ bị tì đè.

Vì vậy, khi sức nặng của cơ thể đè lên vùng cơ, vùng da trong đó có mao mạch khó lưu thông gây thiếu dinh dưỡng dẫn đến máu tĩnh mạch bị ứ đong lại gây sung huyết và gây loét từ bên trong.

Những mảng loét được hình thành ở người cao tuổi, tai biến, lú lẫn, lười vận động do da tiếp xúc với giường cứng, không có đệm hoặc sử dụng đệm không phù hợp trong một thời gian dài.

Những điều cần biết về vết thương loét tì đè

Những điều cần biết về vết thương loét tì đè

2. Các vị trí thường gặp loét do tì đè

Vết thương loét tì đè thường ở một số vị trí có xương lồi lên mà không có cơ bao bọc hoặc có nhưng không đủ như khi nằm ngửa: Các vùng da sau gáy, xương cùng cụt giữa 2 mông, bả vai, khủy tay, gót chân.

Khi nằm nghiêng các vùng thường bị loét do tì đè như mặt trong và ngoài đầu gối, vùng đầu 2 bên thái dương, mặt cá chân.

Xem thêm bài viết: 

>> Dịch vụ chăm sóc vết thương tại nhà

>> 5 Điều cần làm giúp ngăn ngừa vết loét tì đè

>> Nguyên nhân và cách phòng ngừa vết thương loét tì đè

3. Biểu hiện của loét do tì đè

Một trong những biểu hiện thường thấy của loét do tì đèn là vùng da ở chỗ tì đè bị sung huyết, đỏ lên, người bệnh có thể cảm thấy đau hoặc không. Tại khu vực da bị tì đè có thể sẽ có nốt phồng nước lên như bị bỏng hoặc không. Khi nốt phồng đó không may vỡ ra sẽ thấy da màu ở cùng da đó là màu xanh nhạt hoặc đỏ bầm sau đó sẽ đen lại.

Các vết thương loét do tì đè trở nặng do bội nhiễm vi khuẩn hoặc bội nhiễm vi khuẩn có động lực mạnh sinh ra tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh phần lớn là do việc chăm sóc vết thương không được cẩn thận và không đúng cách.

4. Các mức độ của vết thương loét do tì đè

Các mức độ của vết thương do loét tì đè được các nhà chuyên môn đánh giá dựa vào sự thương tổn của da và tổ chức dưới da vùng tì đè đã phân chia thành 4 mức độ (hoặc 4 giai đoạn) khác nhau từ nhẹ đến nặng như sau

Loét tỳ đè độ I:

Đáp ứng viêm cấp ở tất cả các lớp của da, biểu hiện là một khu vực hồng ban không có thể làm trắng lại được sau khi bỏ ra khỏi dấu tay ấn hay lực tì đè trên nền da còn nguyên vẹn.

Loét tỳ đè độ II:

Biểu hiện bằng phá vỡ biểu bì và chân bì, có hồng ban xung quanh, hoặc đám cứng, hoặc cả hai.

Nó là hậu quả của đáp ứng viêm lan rộng dẫn đến phản ứng của các nguyên bào sợi.

Đáy vết thương màu đỏ hoặc hồng, không có tế bào chết màu vàng đục. Những tổn thương dạng bọng nước, màu trắng nơi mà bên dưới có xương cũng được xếp vào loại loét do tì đè độ II.

Loét tỳ đè độ III:

Đáp ứng viêm được đặc trưng bởi loét da hoàn toàn không đồng đều mở rộng vào mô dưới da nhưng chưa qua lớp mạt phía dưới.

Lớp dưới da (lớp tế bào dưới da hay lớp tế bào mỡ có thể nhìn thấy nhưng chưa thấy xương, dây chằng, gân và cơ trên vết thương).

Có thể xuất hiện tổ chức dưới da hoại tử có màu vàng đục nhưng không tổn thương sâu vào cơ nhưng có thể xuất hiện đường hầm hay lỗ rò.

Loét tỳ đè độ IV:

Là mức độ loét tì đè nặng nhất, thâm nhập vào lớp mạc sâu, phá hủy hàng rào chắn cuối cùng để lan rộng.

Mất toàn bộ mô da dưới da, làm lộ rõ cơ, xương, hay gân cơ và dây chằng, tổ chức hoại tử màu vàng đục hay khô đen và có thể xuất hiện đường hầm hay lỗ rò.

Nếu vùng da bị loét quá nặng do mất toàn bộ phần da, tổ chức dưới da, đáy vết thương được bao bởi lớp nhầy hoại tử màu vàng, nâu, hay xám hoặc lớp hoại tử khô màu đen và không xác định được chiều sâu của vết thương, sẽ khó xác định được độ.

Các mức độ của vết thương loét tì đè

Các mức độ của vết thương loét tì đè

5. Nguyên tắc điều trị vết thương loét tì đè

Đối với các bệnh nhân có vết thương do loét tì đè, thời gian nằm viện thường kéo dài lâu hơn, làm tăng chi phí điều trị và thời gian chăm sóc, khiến người chăm sóc cho bệnh nhân gặp khó khăn mà bệnh nhân thì đau đớn.

Nếu việc điều trị không kịp thời với đúng cách, bệnh nhân trở nặng sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Vì vậy việc phòng ngừa và điều trị sớm các vết thương là điều quan trọng.

Tuy nhiên việc điều trị đúng phác đồ sẽ quyết định mức độ tiến triển của vết thương nhanh hay chậm.

Khi điều trị vết thương loét tì đè, nguyên tắc chính là cần tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ. Dùng thuốc gì, dùng như thế nào, liều lượng ra sao, tần suất như thế nào, cắt lọc vào thời điểm nào…. Đều phải do bác sĩ hoàn toàn quyết định.

Có một sai lầm mà nhiều gia đình có người thân bị vết thương loét tì đè hay mắc phải khi chăm sóc bệnh nhân đó là thường nghe mọi người mách và làm theo. Khiến vết thương càng nhiễm trùng, trở nặng, gây khó khăn trong quá trình điều trị và chăm sóc của bộ phận chuyên môn

Người nhà không tự động mua thuốc, không tự động cắt lọc vết thương, không tự động bôi bất kỳ thuốc gì hoặc một loại gì đó lên vết thương mà chưa hỏi ý kiến của bộ phận chuyên môn.

Xem thêm bài viết:

>> Loét tỳ đè và những nguy cơ ảnh hưởng đến người bệnh

6. Nguyên tắc chăm sóc vết thương loét do tì đè

– Đánh giá được mức độ tổn thương, tình trạng sức khỏe, tiền sử của người bệnh do cán bộ chuyên môn – bác sĩ thực hiện là điều vô cùng quan trọng để có hướng chăm sóc phù hợp và hợp lý.

– Cần chăm sóc da để da sạch, khô, sạch, đặc biệt các vùng da tì đè nhiều dễ bị loét nhất

– Cần quan tâm chú ý đến tiểu tiện, đại tiện của người bệnh không để dây bẩn ra các vùng cơ quan sinh dục, tiết niệu, vùng hông, chậu

– Mỗi ngày xoa bóp cho người bệnh ít nhất 3 – 4 lần, cần quan tâm đặc biệt xoa bóp vùng da dễ bị loét.

– Nếu vùng da đó bị phồng, cố gắng không để nốt phồng vỡ đề phòng nhiễm trùng, khó chăm sóc

– Thường xuyên thay đổi tư thế cho người bệnh (nghiêng trái, nghiêng phải…) thời gian khoảng một vài giờ một lần (tốt nhất 30 phút một lần). Làm thế nào để tư thế người bệnh thoải mái nhất, ngay cả gối kê đầu cần mềm mại, độ cao vừa phải

Vải trải giường cần khô, sạch, không chùng, không gập. Nếu dùng đệm nước, đệm khí cần trải vải sạch, không gấp nếp để tránh da dính vào đệm.

– Cần tư vấn cho người nhà chăm sóc người bệnh chế độ ăn uống cân bằng các chất đạm, mỡ, vitamin, khoáng chất.

Phòng khám gia đình Việt Úc là một trong những đơn vị đầu tiên và uy tín cung cấp dịch vụ Chăm sóc vết thương, thay băng vết thương tại nhà tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Địa chỉ cung cấp dịch vụ cắt lọc vết loét tì đè tại nhà

Cung cấp dịch vụ Chăm sóc vết thương, thay băng vết thương tại nhà tại Hà Nội như sau:

– Chăm sóc vết thương loét tì đè tại nhà tại Cầu Giấy

– Chăm sóc vết thương nhiễm trùng do tì đè tại nhà tại Ba Đình

– Chăm sóc vết thương loét tì đè tại nhà tại Thanh Xuân

– Chăm sóc vết thương loét do tì đè tại nhà tại Đống Đa

– Chăm sóc vết thương loét tì đè tại nhà tại Hai Bà Trưng

– Chăm sóc vết thương nhiễm trùng do tì đè tại nhà tại Hoàn Kiếm

– Chăm sóc vết thương loét tì đè tại nhà Hoàng Mai

– Chăm sóc vết thương loét do tì đè tại nhà tại Nam Từ Liêm

Chăm sóc vết thương, thay băng vết thương tại nhà tại Hồ Chí Minh như sau:

– Chăm sóc vết thương loét  tại nhà tại Khu vực:

Quận 1, Quận 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận.

– Chăm sóc vết thương nhiễm trùng tì đè tại nhà tại Khu vực:

Quận 2, Quận 4, Quận 5, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Tân Bình, Gò Vấp.

– Chăm sóc vết thương nhiễm trùng do tì đè tại nhà tại Khu vực:

Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 12, Quận Bình Tân, Quận Tân Phú, Quận Thủ Đức.

Nếu Quý khách có nhu cầu sử dịch vụ Chăm sóc cắt lọc vết loét tại nhà, gọi ngay

HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896

HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội