Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa Vết Thương Loét Tì Đè

Vết thương loét tì đè đôi khi được gọi là “vết loét trên giường” hoặc “vết loét do tì đè” là một chấn thương trên da do áp lực gây ra. Ngồi hoặc nằm ở một tư thế mà không di chuyển gây áp lực lên da và làm chậm lưu lượng máu. Khi lưu lượng máu chậm lại, da và mô có thể chết và dẫn đến chấn thương do tì đè. Các vết thương loét tì đè có thể gây đau đớn, khó lành và có thể gây ra các vấn đề khác như nhiễm trùng.

Một số vị trí xuất hiện vết loét tì đè phổ biến nhất là các vùng xương trên cơ thể, bao gồm: gót chân, xương cụt, khuỷu tay, hông, vai, sau đầu và đầu gối.

Độc giả có thể tham khảo thêm bài viết loét tì đè để viết thêm về các cấp độ và hiểu hiện gây nên. Trong bài viết này phòng khám gia đình Việt Úc sẽ chia sẻ về nguyên nhân và cách phòng ngừa do loét tì đè

Nguyên nhân bị vết thương loét tì đè

Những vết thương loét tì đè thông thường xuất hiện đối với các bệnh nhân không thể di chuyển. Có rất nhiều lý do khiến bạn không thể di chuyển hoặc hạn chế di chuyển như:

  • Sức khỏe kém hoặc suy nhược
  • Tê liệt
  • Chấn thương hoặc bệnh tật phải nằm trên giường hoặc ngồi xe lăn
  • Phục hồi sau phẫu thuật

Có rất nhiều yếu tố khác là nguyên nhân khiến các vết thương loét tì đè xuất hiện. Một số nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

– Khả năng di chuyển hạn chế và phải nằm trên giường / ghế lăn lâu: Khi một người nào đó khó hoặc không thể tự mình cử động, họ sẽ không thể thay đổi tư thế để phân bổ lại áp lực trên da.

– Són tiểu: Nếu ai đó không thể kiểm soát ruột và / hoặc bàng quang, da của họ sẽ tiếp xúc với nhiều độ ẩm hơn và gây kích ứng da và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xuất hiện.

– Suy dinh dưỡng và mất nước: Ăn thực phẩm sạch và uống nhiều nước đều quan trọng trong việc duy trì làn da khỏe mạnh. Nếu không có thức ăn phù hợp hoặc đủ nước, da có thể có nguy cơ bị tổn thương nhiều hơn.

– Kém minh mẫn: Những người bị suy giảm chức năng thần kinh có thể gặp khó khăn trong việc chăm sóc bản thân. Họ có thể bị mất khả năng nhận biết các tín hiệu từ cơ thể để thay đổi tư thế. Hoặc chính họ làm thương bản thân họ nhưng họ không ý thức được việc đó.

– Tuổi tác: Da thay đổi theo tuổi tác, trở nên khô hơn, mỏng hơn và mẫn cảm hơn. Điều này làm tăng nguy cơ hỏng da.

– Ma sát: Di chuyển trên giường có thể khiến da bị cọ xát và rách, làm da yếu đi.

Cách phòng ngừa vết thương loét tì đè

1. Chăm sóc da

Chăm sóc da của bạn là điều cực kì quan trọng. Khi bạn già đi, da trở nên khô hơn và dễ bị tổn thương hơn.

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm, đặc biệt là sau khi tắm.
  • Kiểm tra da hàng ngày. Tìm vết mẩn đỏ hoặc bất kỳ vết thương nào trên da. Báo bất cứ thay đổi nào tới chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.
  • Nên rửa sạch da bằng nước ấm (tránh dùng nước nóng) và sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ để giảm thiểu tình trạng khô da.
  • Tránh xoa bóp mạnh hoặc xoa bóp các vùng xương như hông.
  • Thay xà phòng bằng các sản phẩm làm sạch da.

2. Quản lý độ ẩm

Nếu bạn vô tình són nước tiểu hoặc phân, việc đảm bảo da của bạn được giữ sạch là điều cực kì quan trọng.

  • Vệ sinh da sạch sẽ khi tiếp xúc với nước tiểu hoặc phân.
  • Hỏi bác sĩ hoặc y tá của bạn sử dụng kem bôi da để ngăn nước tiểu hoặc phân gây kích ứng da. Tìm kiếm các sản phẩm tại cửa hàng dược phẩm có chứa từ “chất bảo vệ da” hoặc “kem bảo vệ da”. Hãy hỏi dược sĩ để được giúp tìm ra loại phù hợp nhất.
  • Sử dụng tã bỉm hoặc đồ lót dùng một lần có khả năng thấm hút và giữ da của bạn khô thoáng.

3. Giảm áp suất và chuyển động

a. Khi ngồi:

  • Đổi tư thế sau mỗi 15 phút.
  • Sử dụng đệm ghế khi ngồi.
  • Ngồi đúng tư thế.

b. Khi nằm:

  • Chuyển từ nằm ngửa sang nằm nghiêng sau mỗi 2 giờ hoặc ít hơn.
  • Giữ đầu giường càng thấp càng tốt khi ở trên giường.
  • Sử dụng gối hoặc nêm để giúp giảm áp lực lên một vùng nhất định, đặc biệt là gót chân và đầu gối của bạn.
  • Trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn về việc mua một tấm đệm hoặc miếng đệm đặc biệt.
  • Chú ý không trượt xuống hoặc ngang qua giường.

4. Chế độ ăn hợp lí: Ăn uống đúng cách rất quan trọng trong việc ngăn ngừa viêm loét.

  • Ăn uống đầy đủ chất theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Uống nhiều nước.

Nguồn: DownloadDocumentFile.ashx (medlineuniversity.com)

Kết luận

Loét tì đè có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng khi vết thương để tì, đè lâu ngày.

Để ý những vị trí có thể phát triển viêm loét tì đè phổ biến nhất: gót chân, hông, xương cụt, vai và đầu gối. Nếu bạn cho rằng mình bị viêm loét do tì đè hoặc da bị tổn thương, hãy liên hệ ngay với Phòng khám gia đình Việt Úc

Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc vết thương tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ với phòng khám gia đình Việt Úc qua 2 Hotline bên dưới

  • HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896
  • HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894

Ngoài ra, đội ngũ của chúng tôi luôn hỗ trợ 24/7 và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của khách hàng. Quý khách có thể để lại thông tin theo biểu mẫu bên dưới để được hỗ trợ tốt nhất.

Đánh giá post

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc.