Phục hồi chức năng cho não bộ và cơ bắp là điều rất cần thiết cho bệnh nhân sau tai biến giúp người bệnh hòa nhập với cuộc sống thường ngày và có thể tự chủ động chăm sóc bản thân. Các bài tập thăng bằng sau tai biến chính là một trong những điều có thể giúp bạn!.
Ở bài viết ” Bài tập co giãn phục hồi sau tai biến” của Phòng khám gia đình Việt Úc cũng có hướng dẫn theo các mức độ khác nhau. Vì thế đối với việc hướng dẫn bài tập thăng bằng sau tai biến với các mức độ khác nhau. Hãy nhớ, LUÔN HIỂU RÕ GIỚI HẠN BẢN THÂN để có thể có các bài tập phù hợp.
1. Mức độ cơ bản
Ban đầu các bài tập cơ bản có vẻ đơn giản, nhưng cần phải tập trung. Bắt đầu với những bài tập đơn giản này để điều chỉnh lại sự tập trung. Các hành động lặp đi lặp lại giúp tập trung để giữ thăng bằng. Hãy nhớ rằng, đối với các bài tập cấp độ cơ bản này, luôn luôn bám một vật gì đó để tránh bị ngã.
Bài tập 1: Nâng gót chân (giữ)- 3 lần 10 nhịp
Tìm một chiếc ghế chắc chắn hoặc mặt bàn để bám vào. Sau đó, nâng gót chân, đứng bằng mũi chân, giữ đầu gối thẳng và thẳng người. Từ từ hạ thấp xuống sàn và lặp lại.
Bài tập 2: bước chéo chân – 3 lần 10 nhịp
Bám vào gờ bàn hoặc tường hoặc ai đó để giữ thăng bằng. Dán băng dính trên sàn theo một đường thẳng. Bước sang bên kia, vượt qua đoạn băng dính, và bước qua mũi chân kia. Trở về rồi bước qua gót chân kia.
2. Mức độ trung bình
Các bài tập ở mức độ này gần giống bài tập cơ bản, nhưng bỏ vật bám/ giữ. Sau khi tập theo bài tập cơ bản trong một thời gian, bạn có thể bỏ các vật bám. Tuy nhiên, để an toàn, luôn có ghế hoặc bám vào vật gì gần đó để lấy nếu bạn bắt đầu mất thăng bằng.
Bài tập 3: Nâng gót chân (giữ) – 3 lần 10 nhịp
Đứng thẳng hai bàn chân sát sàn, tay ở hai bên. Nâng gót chân, giữ người và đầu gối thẳng. Từ từ hạ xuống và lặp lại.
Bài tập 4: bước chéo chân – 3 lần 10 nhịp
Thực hiện bước bên, bắt chéo hai chân, lấy một đường thẳng làm mốc, nhưng không giữ. Đi chậm để tránh ngã, và bám thứ gì gần đó nếu thấy mất thăng bằng.
Bài tập 5: đi bộ từ gót lên ngón chân- 20 bước (10 bước mỗi bên)
Sử dụng một đường thẳng để làm mốc, bước về phía trước, đặt gót chân trước, sau đó đến ngón chân như đi bộ. Tiếp tục đến cuối đường, xoay và lặp lại bằng cách quay lại điểm bắt đầu.
Bài tập 6: Dựa lưng vào tường sử dụng bóng tập – 3 lần 10 nhịp
Đặt một quả bóng tập thể dục giữa lưng và tường, đứng thẳng. Từ từ hạ xuống trong tư thế đứng tấn, giữ bằng một tay nếu cần hoặc không giữ gì cả. Cuộn thẳng lưng như vị trí đứng và lặp lại động tác.
3. Mức độ nâng cao
Khi thăng bằng rồi cũng đừng dừng lại. Bạn cần chăm chỉ tập luyện. Bây giờ là mức độ nâng cao.
Bài tập 7: Đứng bằng 1 chân- 3 lần 5 nhịp
Đặt hai bàn chân thẳng trên sàn nhà. Từ từ nhấc một chân cho đến khi bạn giữ thăng bằng trên chân kia. Giữ 10 giây và từ từ hạ nó xuống. Đổi chân.
Bài tập 8: Đi lùi – 20 bước
Trong một căn phòng không có chướng ngại vật, đi lùi thật chậm.. Cố gắng tránh nhìn vào nơi bạn sẽ đến, dùng cảm giác thăng bằng và chuyển động chậm để tránh ngã. Đầu tiên, thực hiện bài tập này với vật bám cho quen như bức tường hoặc mặt bàn cho đến khi bạn tự tin vào khả năng của mình.
Bài tập 9: Truyền bóng – 3 lần 10 nhịp
Sử dụng một quả bóng tập, từ từ chuyền bóng từ tay này sang tay khác và vòng quanh bụng. Bắt đầu theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, lặp lại theo chuyển động ngược chiều kim đồng hồ. Thực hiện bài tập này với tư thế đứng.
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc.