Nếu như bạn đang chăm sóc người thân đang bị ung thư giai đoạn cuối, hoặc những bệnh nặng có thể bạn sẽ ở bên cạnh khi cái chết cận kề với họ hay thậm chí khi họ rời khỏi thế giới.
Ngay cả lúc bạn đang trải qua nỗi đau mất đi người thân, có rất nhiều điều bạn có thể thực hiện để làm cho người thân của mình cảm thấy thoải mái hơn.
Dưới đây là những điều thường diễn ra ở giai đoạn cuối của cuộc đời. Hiểu rõ hơn về những gì sắp xảy ra có thể giúp giải tỏa bớt nỗi lo lắng trong bạn. Bài viết sẽ đưa ra một số dấu hiệu cho thấy cái chết có thể đã đến rất gần.
Chăm sóc bệnh nhân tại nhà – Khi cái chết cận kề
Mọi người thường tận dụng thời điểm này để các thành viên trong gia đình tụ họp tiễn biệt người thân.
Các thành viên thay phiên nhau để chăm sóc, nắm tay, trò chuyện với bệnh nhân, hay đơn giản chỉ là lặng lẽ ngồi bên.
Đây cũng có thể là thời gian để thực hiện một số nghi lễ và những việc mà bệnh nhân muốn làm trước khi qua đời và là cơ hội để người thân, bạn bè và bệnh nhân bày tỏ tình cảm với nhau.
Dự định về những việc cần thực hiện sau khi bệnh nhân qua đời thực sự rất quan trọng, bởi lẽ mọi người sẽ biết mình cần phải làm gì trong khoảng thời gian nhạy cảm này.
Nếu bệnh nhân đang ở trong bệnh viện, điều dưỡng viên cùng những người làm công tác xã hội sẽ hỗ trợ bạn.
Nếu bệnh nhân không còn ở bệnh viện, hãy trao đổi với bác sỹ và điều dưỡng tại nhà để biết được điều gì cần làm vào thời điểm người thân ra đi.
Không phải tất cả những điều dưới đây đều diễn ra, tuy nhiên sẽ tốt hơn nhiều khi bạn hiểu rõ về chúng.
Phòng khám gia đình Việt Úc – Chăm sóc tại nhà Việt Úc cung cấp các dịch vụ bác sĩ gia đình khám bệnh tại nhà, điều dưỡng chăm sóc tại nhà tại Hà Nội và Hồ Chí Minh để san sẻ nỗi lo cùng gia đình khi có người thân đang cận kề với cái chết.
Xem thêm bài viết:
>> Dịch vụ bác sĩ gia đình – khám bệnh tại nhà tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
>> Dịch vụ chăm sóc bệnh nhân khi cái chết cận kề
>> Dịch vụ điều dưỡng chăm sóc tại nhà tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
Hãy liên hệ Phòng Khám Gia Đình Việt Úc – Chăm sóc tại nhà Việt Úc, gọi miễn phí 1800 6896 ( Hà Nội) hoặc 1800 6894 ( Hồ Chí Minh) để được tư vấn miễn phí.
Các biểu hiện của bệnh nhân khi cái chết cận kề
– Hoàn toàn yếu – Bệnh nhân không thể rời khỏi giường và di chuyển quanh giường ngủ.
– Hầu hết mọi hoạt động của bệnh nhân đều cần sự giúp đỡ.
– Ngày càng không buồn ăn uống, chỉ tiêu thụ rất ít thức ăn và nước uống trong nhiều ngày
– Ngày càng uể oải và thờ thẫn – bệnh nhân có thể ngủ gật hoặc ngủ gần như toàn bộ thời gian khi đỡ đau, khó khăn để thức dậy
– Khả năng tập trung kém; bệnh nhân không còn khả năng tập trung vào những gì đang xảy ra
– Nhầm lẫn về thời gian, địa điểm và con người
– Khó khăn khi uống thuốc, nuốt viên thuốc
– Khả năng giao tiếp với người chăm sóc bị hạn chế
Thay đổi về chức năng hoạt động của cơ thể khi cái chết cận kề
– Quá yếu – Gặp khó khăn khi di chuyển quanh giường ngủ và không còn có thể rời khỏi giường
– Không thể thay đổi tư thế nếu không có sự trợ giúp
– Khó khăn khi nuốt thức ăn, thuốc, thậm chí là nước
– Cơ trên bàn tay, cánh tay, chân và mặt co giật đột ngột
Người chăm sóc có thể làm gì
– Giúp bệnh nhân cử động và thay đổi tư thế sau 1 đến 2 giờ.
– Tránh tiếng ồn hoặc di chuyển đột ngột để giảm bớt phản xạ giật mình.
– Nếu bệnh nhân gặp khó khăn khi uống thuốc giảm đau, hãy trao đổi với bác sỹ điều trị hoặc điều dưỡng viên để cho bệnh nhân uống thuốc dạng lỏng hoặc sử dụng cao dán.
– Nếu bệnh nhân gặp khó khăn khi nuốt, hãy tránh các loại thức ăn cứng. Có thể dùng thức ăn dạng lỏng bằng ống hút.
– Không ép bệnh nhân uống nước. Khi sắp qua đời, việc mất nước là điều bình thường và khiến bệnh nhân thoải mái hơn.
– Đặt vải mát ẩm lên trán, mặt và cơ thể giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.
Đọc thêm các bài viết về
>> Dịch vụ tiêm tại nhà, truyền tại nhà tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
>> Dịch vụ hút đờm tại nhà tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
Thay đổi về ý thức khi cái chết cận kề
– Ngủ nhiều hơn trong ngày
– Khó khăn để thức dậy
– Nhầm lẫn về thời gian, vị trí và con người
– Bệnh nhân bồn chồn khó chịu, có thể nắm hoặc kéo cả ga trải giường
– Có thể nói những điều không liên quan đến con người và những sự kiện đang diễn ra
– Lo lắng, bồn chồn, sợ hãi và cô độc vào ban đêm
– Sau giai đoạn ngủ nhiều và nhầm lẫn, có thể có một khoảng thời gian ngắn bệnh nhân tỉnh táo trước khi bước vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê
Người chăm sóc có thể làm gì
– Dành nhiều thời gian cho bệnh nhân khi họ trong trạng thái tỉnh táo nhất hoặc vào ban đêm.
– Khi trò chuyện, hãy luôn cho bệnh nhân biết bạn là ai, ngày và thời gian
– Cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau cho đến khi qua đời. Nếu bệnh nhân khó chịu, hãy cố tìm hiểu xem liệu họ có đang bị đau ở đâu không. Nếu có, hãy cho bệnh nhân uống thuốc giảm đau theo đơn kê hoặc hỏi ý kiến bác sỹ và điều dưỡng viên khi cần thiết.
– Khi trò chuyện với bệnh nhân đang bị lẫn lộn, hãy hết sức bình tĩnh, tự tin, giọng nhẹ nhàng để bệnh nhân đỡ giật mình hoặc hoảng sợ.
– Vỗ về, ôm nhẹ có thể giúp bệnh nhân thấy dễ chịu và an tâm hơn.
Thay đổi về chuyển hóa khi cái chết cận kề
– Bệnh nhân có thể thấy chán ăn và ít nhu cầu ăn uống hơn.
– Miệng bị khô
– Bệnh nhân không còn muốn dùng các loại thuốc thường dùng như vitamin, thuốc hạ huyết áp, lợi tiểu…cho đến khi chúng khiến bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
Người chăm sóc có thể làm gì
– Dùng kem dưỡng để tránh khô môi cho bệnh nhân.
– Cho bệnh nhân uống vài thìa nước hoặc một ít nước ép trái cây bằng ống hút. Chừng đó là đủ cho bệnh nhân.
– Trao đổi với bác sỹ/điều dưỡng điều trị xem nên dừng uống loại thuốc nào. Nên tiếp tục cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc khi bị đau, nôn, sốt, co giật hoặc lo lắng để giúp bệnh nhân thấy dễ chịu.
Thay đổi về dịch tiết khi cái chết cận kề
– Dịch nhầy trong miệng có thể đọng lại ở sau cổ họng (Điều này nghe có vẻ không hay nhưng thường nó không quá gây khó chịu cho bệnh nhân)
– Lớp dịch nhầy có thể dày lên do bệnh nhân uống ít nước và không thể ho.
Người chăm sóc có thể làm gì
– Giúp giảm dịch nhầy bằng cách tăng độ ẩm cho phòng bằng máy tạo độ ẩm.
– Nếu bệnh nhân có thể nuốt, một vài ngụm nước qua ống út có thể làm giảm bớt dịch nhầy.
– Thay đổi tư thế của bệnh nhân. Dời bệnh nhân sang vị trí để dịch nhầy dễ dàng ra khỏi miệng. Tiếp tục làm sạch răng bằng bàn chải mềm.
– Một số loại thuốc có thể hiệu quả – Hãy hỏi bệnh viện hoặc điều dưỡng chăm sóc tại nhà.
Thay đổi tuần hoàn máu và nhiệt độ khi cái chết cận kề
– Cánh tay và chân bệnh nhân có thể bị lạnh hơn khi chạm vào do máu đang lưu thông chậm lại
– Da tay, chân, bàn tay và bàn chân có thể sạm đi, xanh xao hoặc lốm đốm.
– Các bộ phận khác trên cơ thể cũng có thể trở nên sạm màu hoặc tái hơn.
– Da có thể lạnh hơn, khô hoặc ẩm.
– Nhịp tim nhanh, chậm hoặc không ổn định.
– Huyết áp thấp hơn và khó nghe thấy hơn.
Người chăm sóc có thể làm gì
– Giữ ấm cho bệnh nhân bằng cách dùng chăn hoặc đèn sưởi
– Không dùng chăn điện, miếng dán nhiệt hoặc các thiết bị làm nóng khác.
Thay đổi về giác quan và nhận thức khi cái chết cận kề
– Bệnh nhân có thể nhìn mọi thứ mờ đi hoặc không rõ ràng
– Không còn nghe rõ, tuy nhiên hầu hết bệnh nhân vẫn có thể nghe thấy bạn nói thậm chí khi họ không còn nói được.
Người chăm sóc có thể làm gì
– Sử dụng đèn chiếu sáng gián tiếp khi khả năng nhìn của bệnh nhân hạn chế
– Không bao giờ cho rằng bệnh nhân không thể nghe thấy bạn nói.
– Trò chuyện và chạm nhẹ để cho bệnh nhân biết bạn đang ở kề bên. Hầu như bệnh nhân đều nghe được lời nói đầy tình cảm của bạn.
Đọc thêm các bài viết
>> Hỗ trợ cho người chăm sóc bệnh nhân ung thư
Thay đổi về hô hấp khi cái chết cận kề
– Nhịp thở có thể nhanh hoặc chậm hơn do máu ít lưu thông và hình thành các chất thải trong cơ thể.
– Dịch nhầy sau cổ họng có thể khiến bệnh nhân khò khè hoặc thở rít.
– Bệnh nhân có thể không thở được trong khoảng thời gian 10 đến 30 giây.
Người chăm sóc có thể làm gì
– Cho bệnh nhân nằm nghiêng
– Nâng cao đầu bệnh nhân để bệnh nhân thấy dễ chịu hơn.
– Dùng gối để đỡ đầu và ngực
– Thay đổi bất cứ tư thế nào để giúp bệnh nhân thở dễ hơn, bao gồm cả việc ngồi dậy và đỡ bệnh nhân. Bệnh nhân có thể cảm thấy thoải mái hơn khi được đỡ bằng cánh tay của bạn.
Thay đổi về bài thải của cơ thể khi cái chết cận kề
– Lượng nước tiểu ít hơn, có thể sẫm màu hơn
– Khi sắp qua đời, bệnh nhân có thể không kiểm soát được việc đi tiểu và đại tiện
Người chăm sóc có thể làm gì
– Đặt tấm lót chống thấm dưới người bệnh nhân để dễ dàng vệ sinh.
– Nếu bệnh nhân có ống thông tiểu, điều dưỡng viên tại nhà sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng.
Các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đã qua đời
– Ngưng thở
– Không thể nghe thấy huyết áp
– Mạch ngừng đập
– Mắt không còn di chuyển và có thể mở
– Đồng tử mắt vẫn rộng dù có ánh sáng mạnh
– Mất kiểm soát tiểu tiện và đại tiện
Người chăm sóc có thể làm gì
– Khi bệnh nhân qua đời, hãy ngồi bênh cạnh một lúc. Không cần phải vội vàng lúc này. Rất nhiều gia đình coi đây là khoảnh khắc quan trọng để cầu nguyện hoặc trò chuyện cùng nhau để thể hiện tình cảm với người đã khuất.
– Nếu bạn đã sắp xếp dịch vụ tang lễ, hãy gọi ngay cho người chịu trách nhiệm.
– Nếu bệnh nhân qua đời tại nhà, người chăm sóc cần gọi người phù hợp. Việc phải gọi ai và di chuyển thi thể người đã khuất bằng các nào có thể khác nhau giữa các nơi.
Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ Chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà ở Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh, Quý khách vui lòng liên hệ:
PHÒNG KHÁM GIA ĐÌNH VIỆT ÚC – CHĂM SÓC TẠI NHÀ VIỆT ÚC
Hotline HÀ NỘI miễn phí: 1800 6896
Hotline HỒ CHÍ MINH miễn phí: 1800 6894
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc.