Cách duy trì chỉ số đường huyết ở giá trị ổn định

chỉ số đường huyết

Đường huyết là 1 trong những chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe của con người. Khi khám tổng quát, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu cho bệnh nhân bao gồm cả kiểm tra nồng độ glucose. Để biết ý nghĩa của con số này cũng như cách duy trì chỉ số đường huyết ở mức ổn định, bạn cùng phòng khám gia đình Việt Úc theo dõi những thông tin dưới đây.

Chỉ số đường huyết là gì?

Đường là nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa năng lượng cũng như duy trì sự vận hành ổn định của các cơ quan trong cơ thể. Chỉ số đường huyết (glycemic index) là giá trị glucose có trong máu. Mỗi người đều có chỉ số glucose khác nhau, và con số này sẽ thay đổi thường xuyên dựa vào chế độ ăn uống và sinh hoạt của con người. Để đo giá trị đường huyết, chúng ta sử dụng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl.

Chỉ số đường huyết là gì
Chỉ số đường huyết là gì

Tham khảo thêm: Cách đọc các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu

Các chỉ số đường huyết của con người

Người khỏe mạnh có giá trị glucose trong máu thuộc mức ổn định. Nếu như chỉ số cao hoặc thấp hơn giá trị bình thường, bạn có thể gặp phải 1 số vấn đề về sức khỏe. Vậy, chỉ số đường huyết ổn định là bao nhiêu? Nồng độ glucose trong máu bất thường cảnh báo căn bệnh gì? 

Đường huyết bình thường

Nồng độ glucose được đo dưới 3 dạng: đường huyết sau ăn, đường huyết lúc đói và đường huyết bất kì. Dưới đây là giá trị đường huyết bình thường của 1 người khỏe mạnh.

  1. Chỉ số đường huyết bất kỳ: Được đo vào bất kì thời điểm nào trong ngày, thường áp dụng trong trường hợp cấp cứu. Nồng độ glucose bất kì ở người khỏe mạnh luôn nhỏ hơn 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
  2. Chỉ số đường huyết lúc đói: Thường đo vào buổi sáng sau khi người bệnh đã nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. Giá trị đường huyết lúc đói ở mức bình thường nhỏ hơn 100 mg/dL (5,6 mmol/l). 
  3. Chỉ số đường huyết sau ăn: Giống như nồng độ glucose bất kì, giá trị đường huyết sau ăn của người khỏe mạnh nhỏ hơn 140 mg/dL (7,8 mmol/l).

Đường huyết cao gây bệnh gì?

Khi đường huyết cao hơn các giá trị kể trên, bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Căn bệnh đặc biệt nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe như: bệnh về mắt, thần kinh, tim, rối loạn hệ miễn dịch. Nếu nhận thấy 1 trong các dấu hiệu: tiểu nhiều, thường xuyên khát nước, mệt mỏi, sụt cân, nhìn mờ,… bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Bạn đọc tham khảo thêm triệu chứng bệnh tiểu đường để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như nhận biết sớm triệu chứng, tránh để bệnh diễn tiến nặng và phải mất nhiều thời gian, tiền bạc để chữa trị. 

Một nguyên nhân nữa gây tăng đường huyết là do người bệnh sử dụng 1 số loại thuốc như: corticosteroid, prednisone, thuốc trầm cảm, thuốc tránh thai,… Tình trạng này có thể cải thiện được khi bác sĩ điều chỉnh liều thuốc điều trị.

Chỉ số đường huyết cao ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ
Chỉ số đường huyết cao ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ

Hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Hạ đường huyết xảy ra khi nồng độ glucose trong máu giảm xuống dưới 4 mmol/L. Nếu không bổ sung đường kịp thời, tình trạng này sẽ ngày 1 nặng hơn và nguy hiểm tới tính mạng. Nguyên nhân hạ đường thường là do nhịn ăn và vận động quá mức, tự ý sử dụng quá liều thuốc trị tiểu đường hoặc tác dụng phụ của thuốc tim mạch, suy thận.

Khi con người bị hạ đường huyết, não bộ sẽ không đủ năng lượng để vận hành ổn định dẫn đến hôn mê, co giật, tê bì tay chân, hoa mắt chóng mặt. Nếu không cấp cứu kịp thời, não bộ đã tổn thương nghiêm trọng khiến người bệnh hôn mê kéo dài, thậm chí là tử vong. 

Cách duy trì chỉ số đường huyết ổn định

Chỉ số đường huyết không ổn định ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của con người. Mỗi người nên chủ động thay đổi lối sống để duy trì sự ổn định đường huyết. Sau đây là 1 số cách đơn giản, hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cũng như cân bằng nồng độ glucose trong máu. 

Kiểm soát cân nặng

Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn 6 – 7 lần so với người có cân nặng bình thường. Do đó, kiểm soát cân nặng là cách để duy trì chỉ số đường huyết 1 cách hiệu quả. Bạn có thể giữ cho cân nặng ổn định bằng việc ăn uống điều độ, tập luyện thể thao mỗi ngày. Những người thừa cân có thể hỏi ý kiến của chuyên gia về phương pháp giảm cân phù hợp nhất với thể trạng. 

Kiểm soát cân nặng để duy trì chỉ số đường huyết ổn định
Kiểm soát cân nặng để duy trì chỉ số đường huyết ổn định

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Hầu hết các thực phẩm chúng ta tiêu thụ hàng ngày đều có hàm lượng đường nhất định. Nếu muốn kiểm soát chỉ số đường huyết, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học.

  • Quản lý lượng tinh bột nạp vào cơ thể: Tinh bột đi vào cơ thể được chuyển hóa thành đường. Nếu nạp vào quá nhiều lượng tinh bột, đường không được sử dụng hết sẽ tăng cao trong máu và gây bệnh. Do đó, bạn nên tính toán lượng tinh bột trong thực phẩm để tránh ăn quá nhiều. Đồng thời ưu tiên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Chế độ ăn nhiều chất xơ: Chất xơ rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường type 1 vì làm giảm quá trình chuyển hóa đường giúp người bệnh không bị hạ đường huyết. Chất xơ có nhiều trong rau củ, các loại đậu và trái cây.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Chia nhỏ bữa ăn trong ngày giảm cảm giác đói khi tới bữa, khiến bạn tiêu thụ ít ngũ cốc hơn và giảm được lượng tinh bột. Bên cạnh đó, đây cũng là cách cải thiện độ nhạy của insulin để cân bằng đường huyết.
  • Ăn ít đồ ngọt: Bánh, kẹo, nước ngọt có hàm lượng đường rất cao. Nếu tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt, cơ thể sẽ dư thừa đường và gây ra 1 số rối loạn. Vì thế, bạn không nên ăn quá nhiều đồ ngọt.

Tập thể dục điều độ

Tập thể dục mỗi ngày thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng để tránh tình trạng đường huyết quá cao. Bên cạnh đó, thể dục thể thao góp phần tăng độ nhạy của insulin và cơ thể sử dụng glucose 1 cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bạn không nên tập thể dục quá sức vì dễ bị hạ đường huyết. Nếu đang có sẵn bệnh tiểu đường hay tiền sử tụt đường, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để xây dựng chế độ tập luyện thích hợp.

Theo dõi chỉ số đường huyết 

Mỗi người nên khám sức khỏe định kì để theo dõi chỉ số đường huyết và có hướng điều trị kịp thời nếu nồng độ đường trong máu không ổn định. Nếu đang mắc bệnh tiểu đường hay thường xuyên bị hạ đường huyết, bạn có thể trang bị dụng cụ thử đường ngay tại nhà. Bạn đo đường huyết mỗi ngày và nên ghi chú lại để có cơ sở điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ tăng cảm giác thèm ăn, giảm hoạt động của insulin là nguyên nhân khiến đường huyết không ổn định. Do đó, bạn nên cải thiện chất lượng giấc ngủ để phòng ngừa các căn bệnh tiểu đường type 1, type 2. Người trưởng thành cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm, tập thói quen ngủ sớm và giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn. Trước khi ngủ hạn chế sử dụng điện thoại, uống rượu bia, cafe.

Ngủ đủ giấc để duy trì chỉ số đường huyết
Ngủ đủ giấc để duy trì chỉ số đường huyết

Kết luận

Chỉ số đường huyết ổn định của người khỏe mạnh đã được giải đáp qua những thông tin trên. Bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống – ngủ nghỉ – vận động 1 cách khoa học để duy trì chỉ số đường trong máu. Nếu cơ thể có các dấu hiệu bất thường, hãy đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị.

Hiện nay, phòng khám gia đình Việt Úc cung cấp dịch vụ khám bệnh tại nhà tại khu vực TPHCM và Hà Nội. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để đăng kí tầm soát bệnh tiểu đường ngay tại nhà mà không cần tới bệnh viện chờ đợi lâu.

Để lại thông tin ở biểu mẫu dưới đây hoặc liên hệ qua hotline 18006896 (khu vực Hà Nội) 18006894 (TPHCM).

Đánh giá post

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *