Bệnh Tiểu Đường Và Những Điều Cần Biết

cham-soc-nguoi-benh-tieu-duong-tai-nha

Ngày nay, bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường đang có xu hướng “trẻ hoá” gây tử vong hàng đầu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, số lượng người mắc bệnh này đang ngày càng gia tăng nhanh chóng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, Phòng khám gia đình Việt Úc xin chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về căn bệnh này và các triệu chứng phổ biến để mọi người cùng tham khảo và phòng tránh nhé!

Bệnh tiểu đường là gì?

Đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường, là một loại bệnh lý mà cơ thể không thể điều chỉnh được lượng đường trong máu một cách hiệu quả biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Căn bệnh này xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả. Trong đó, Insulin là một hormone quan trọng giúp cơ thể chuyển đổi đường trong máu thành năng lượng để cung cấp cho các tế bào cơ thể.”

Theo định nghĩa từ Ủy ban chẩn đoán và phân loại bệnh tiểu đường của Hoa Kỳ
cham-soc-nguoi-benh-tieu-duong-tai-nha
Tìm hiểu về căn bệnh tiểu đường

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường

Bệnh tiểu đường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Phòng khám gia đình Việt Úc sẽ liệt kê một vài nguyên nhân chính sau đây:

  • Yếu tố di truyền: Người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường nếu trong gia đình có người thân đã từng mắc bệnh. Di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
  • Thiếu sự vận động, thể dục thể thao: Sự thiếu vận động và không tập thể dục đều đặn có thể gây ra tăng cân nặng và làm giảm khả năng cơ thể sử dụng insulin, dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn uống giàu calo, đặc biệt là đường và chất béo, có thể dẫn đến tăng cân. Trong khi đó, cơ thể chưa kịp chuyển hoá lượng đường trong máu dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Mức độ căng thẳng và áp lực: Căng thẳng và áp lực có thể gây ra sự gia tăng của cortisol và các hormone căng thẳng khác, làm tăng mức đường trong máu và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
  • Cân nặng và mỡ cơ thể cao: Người béo phì hoặc có mỡ cơ thể cao hơn bình thường có nguy cơ cao hơn mắc bệnh đái tháo đường, do mỡ cơ thể có thể cản trở khả năng cơ thể sử dụng insulin.
  • Tuổi tác: Người già thường có nguy cơ cao hơn mắc bệnh đái tháo đường do sự giảm dần của chức năng tuyến tụy và khả năng sử dụng insulin của cơ thể.
  • Yếu tố môi trường: Một số yếu tố môi trường như ô nhiễm không khí, khói thuốc lá và hóa chất có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến tụy tiết insulin làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
  • Yếu tố thai sản: Do trong quá trình mang thai có sự thay đổi nội tiết tố gây ra tình trạng kháng insulin dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Phân loại bệnh tiểu đường hiện nay

Có ba dạng tiểu đường mà chúng ta thường hay gặp nhất hiện nay bao gồm

  1. Tiểu đường Tuýp 1: đây là loại tiểu đường do tuyến tụy không tiết ra Insulin. Người bị đái tháo đường loại 1 cần tiêm insulin hàng ngày để duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường. Loại tiểu đường này thường xuất hiện ở độ tuổi còn trẻ.
  2. Tiểu đường Tuýp 2: bắt nguồn từ tuyến tụy không tiết đủ Insulin hoặc tế bào cơ thể không thể sử dụng Insulin do tuyến tụy tạo ra một cách hiệu quả. Đái tháo đường loại 2 thường có thể được kiểm soát thông qua việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và thuốc. Loại bệnh tiểu đường này thường gặp ở những người đã trưởng thành.
  3. Tiểu đường thai kỳ: Tiểu đường thai kỳ xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố và sự kháng insulin trong cơ thể của phụ nữ mang thai. Trong một số trường hợp, cơ thể không thể sản xuất đủ insulin để đáp ứng nhu cầu, dẫn đến mức đường trong máu tăng cao. Tình trạng này có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi nếu không được kiểm soát.

Với các khách hàng đã mắc phải bệnh này (tùy theo giai đoạn) có thể tham khảo thêm dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà của phòng khám Việt Úc.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau ở mỗi người nhưng nhìn chung vẫn gặp phổ biến ở một số biểu hiện như:

cham-soc-nguoi-benh-tieu-duong-tai-nha
pkgdvietuc.com_Triệu chứng của bệnh tiểu đường
  • Cảm giác khát nước tăng: Do cơ thể cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa qua việc bài tiết nhiều lần nên người bị tiểu đường thường có cảm giác khát nước cũng như tiểu tiện (đặc biệt vào ban đêm) tăng cao.
  • Cảm giác đói thường xuyên: Mặc dù tiểu đường là tình trạng mà mức đường trong máu cao, nhưng tế bào không thể sử dụng đường hiệu quả để chuyển hóa thành năng lượng nên dẫn đến cảm giác đói thường xuyên.
  • Cơ thể hay mệt mỏi: Người bị đái tháo đường thường cảm thấy mệt mỏi, do cơ thể không thể chuyển hoá đường thành năng lượng cung cấp cho cơ thể.
  • Mất kiểm soát cân nặng: Mặc dù nhiều người bị đái tháo đường thường bị tăng cân do cơ thể hay bị đói nên ăn nhiều, nhưng cũng có trường hợp sút cân nhanh chóng mà không rõ lý do.
  • Lan rộng của mùi acetone: Trong một số trường hợp nặng, người bị đái tháo đường có thể thở ra mùi acetone khi mức đường trong máu tăng lên đáng kể.
  • Làn da khô: Đái tháo đường cũng có thể gây ra làn da khô và ngứa, đặc biệt là gây tê hoặc ngứa ở bàn chân hoặc bàn tay.
  • Vết thương chậm lành: Đái tháo đường có thể gây ra vết thương chậm lành và nhiễm trùng do giảm khả năng phục hồi của cơ thể, thậm chí còn có thể gây ra tình trạng suy giảm thị lực.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người bệnh không xuất hiện bất cứ biểu hiện gì liên quan đến căn bệnh tiểu đường, thậm chí là khi mức Glucose trong máu đang cao. Những ca bệnh này thường chỉ có thể phát hiện bệnh bằng xét nghiệm máu.

Cách điều trị bệnh tiểu đường

Nhìn chung, bệnh tiểu đường ngày nay để điều trị cần phải có sự kết hợp của bác sĩ chuyên môn và cả những thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày. Cụ thể, một vài phương pháp điều trị phổ biến là:

Thay đổi lối sống

Điều chỉnh lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Điều này bao gồm việc duy trì một chế độ ăn uống cân đối, giảm cân nếu cần thiết, tập thể dục đều đặn và hạn chế căng thẳng.

Chế độ ăn uống

Ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường đường. Hạn chế ăn ít đường và carbohydrate, tăng cường các thực phẩm giàu protein và chất xơ, và chia nhỏ khẩu phần ăn ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để cơ thể điều hòa lượng đường trong máu.

Tập thể dục

Tập thể dục có thể giúp cải thiện sự nhạy cảm của cơ thể đối với insulin và giúp giảm mức đường trong máu. Nhưng trước khi tập thể dục bạn nên thảo luận với bác sĩ để đảm bảo rằng cường độ tập an toàn và phù hợp.

Kiểm soát mức đường trong máu

Đối với những người mắc tiểu đường tuýp 1, việc tiêm insulin hàng ngày hoặc sử dụng các loại thuốc đặc biệt để duy trì ổn định lượng đường trong máu. Đối với tiểu đường tuýp 2 hoặc tiểu đường thai kỳ, thuốc uống hoặc tiêm insulin có thể được kê đơn theo hướng dẫn của bác sĩ.

Theo dõi sức khỏe định kỳ

Việc thăm bác sĩ định kỳ để kiểm tra sức khỏe, kiểm tra mức đường trong máu và điều chỉnh kế hoạch điều trị là cực kỳ quan trọng để kiểm soát căn bệnh này.

pkgdvietuc.com-benh-tieu-duong
Pkgdvietuc_Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Giảm nguy cơ biến chứng

Ngoài việc kiểm soát mức đường trong máu, quản lý các yếu tố rủi ro khác như huyết áp cao, cholesterol cao, không hút thuốc lá,… cũng rất quan trọng để giảm nguy cơ các biến chứng của tiểu đường như đột quỵ, tim mạch và thận.

Bệnh đái tháo đường và những con số đáng báo động

Theo tổ chức Liên đoàn tiểu đường quốc tế (IDF – International Diabetes Federation) thì trên thế giới hiện nay có khoảng 463 triệu người mắc bệnh. Dự kiến số người này sẽ tăng lên khoảng 700 triệu vào năm 2045 nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả.

  • Mỗi 6 giây có 1 người chết vì bệnh tiểu đường (tương đương với 5 triệu ca tử vong)
  • Cứ 11 người thì có 1 lớn người mắc bệnh tiểu đường (tương đương với 415 triệu người)
  • Trong 7 ca sinh thì có 1 ca bị ảnh hưởng bởi tiểu đường thai kỳ
  • Dự báo đến năm 2040 sẽ có khoảng 642 triệu người mắc bệnh

Ở Việt Nam, Bộ Y tế thống kê trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ở nước ta tăng 211%, và với con số này, Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tốc độ tăng người bệnh đái tháo đường cao nhất thế giới.

  • Hiện nay, trên cả nước có khoảng 5 triệu người bệnh tiểu đường.
  • 60% người bệnh  mắc bệnh tiểu đường được chẩn đoán là có biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn tới mù lòa, tàn phế, thậm chí là tử vong.
  • Mỗi ngày có khoảng 150 người tử vong do các nguyên nhân liên quan đến bệnh tiểu đường (tương đương với 54.943 trường hợp tử vong của người trưởng thành mỗi năm.)

Đáng lo ngại hơn là cứ mỗi 6 giây có 1 người chết, cứ 11 người thì có 1 lớn người mắc bệnh này, hay trong 7 ca sinh thì có 1 ca bị ảnh hưởng bởi tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 4 triệu người trên toàn thế giới mất vì các biến chứng của bệnh tiểu đường. 

Kết luận

Qua bài viết trên đây, Phòng khám gia đình Việt Úc đã chia sẻ đến quý khách hàng những thông tin chi tiết về bệnh tiểu đường và các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Như đã đề cập ở trên, nhiều trường hợp bệnh nhân không có biểu hiện nhưng lượng đường trong máu vẫn tăng cao ở mức bất thường. Do đó, việc chủ động thăm khám và sàng lọc bệnh là vô cùng cần thiết. 

Khi đến với dịch vụ khám bệnh tại nhà của Việt Úc sẽ giúp quý khách tầm soát được bệnh tiểu đường và có cách điều trị hợp lý và kịp thời. Đặc biệt, đội ngũ nhân viên tại phòng khám luôn tận tâm với công việc, đặt mục tiêu sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu để phục vụ một cách tốt nhất.

Hơn thế nữa, phòng khám luôn hướng đến việc cung cấp dịch vụ an toàn, nhanh chóng và tiện lợi nhất cho khách hàng, sau khi đặt lịch bác sĩ sẽ đến tận nhà thăm khám chỉ sau 30 phút.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline Hà Nội 1800 6896 hoặc hotline Hồ Chí Minh 1800 6894 để được hỗ trợ kịp thời nhé!

Đánh giá post

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc.