Tổng hợp các bệnh ung thư thường gặp ở trẻ em

Ung thư ở trẻ em

Trẻ em là lứa tuổi vô tư, hồn nhiên và có cả tương lai dài ở phía trước. Một số em không may mắn mắc phải căn bệnh ung thư và chịu nhiều đau đớn trong quá trình điều trị. Phòng khám gia đình Việt Úc sẽ  giới thiệu tới bạn đọc những căn bệnh ung thư ở trẻ em để cha mẹ hiểu rõ hơn và giúp các bé vượt qua giai đoạn này nếu chẳng may mắc bệnh. 

Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh ung thư ở Việt Nam và thế giới

Ung thư ở trẻ em chiếm 1% trong tổng số ca bệnh K hàng năm. Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, mỗi năm có hơn 160.000 trẻ em mắc bệnh ung thư (ca mới) và 90.000 trường hợp tử vong. Nếu phát hiện sớm ung thư ở lứa tuổi trẻ em, tỷ lệ chữa khỏi lên đến 70% – 80%. Tuy nhiên, hầu hết ca bệnh đều phát hiện muộn dẫn đến nhiều khó khăn trong việc điều trị.

ung thư ở trẻ em
Bệnh ung thư ở trẻ em ngày một nhiều

Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 1800 trường hợp trẻ em bị ung thư. Trong đó, có hơn 50% ca bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn dẫn đến việc điều trị không đạt kết quả cao nhất. Có 50% – 80% trẻ ung thư bị sụt cân, suy nhược cơ thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. 

Tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề ung thư:

Tại sao trẻ em có thể mắc bệnh ung thư?

Nguyên nhân ung thư có thể khác nhau tuỳ theo mỗi người, mỗi độ tuổi. Ở trẻ em có thể mắc ung thư do một số nguyên nhân khác nhau, bao gồm yếu tố di truyền, đột biến gen, yếu tố môi trường, và các rối loạn di truyền hiếm gặp.

Phòng khám gia đình Việt Úc xin tổng hợp các yếu tố chính khiến trẻ em có thể mắc ung thư:

1. Đột biến gen

Nhiều trường hợp ung thư ở trẻ em xuất phát từ những đột biến gen xảy ra một cách tự nhiên trong quá trình phát triển của cơ thể. Những đột biến này có thể xảy ra ngẫu nhiên mà không liên quan đến các yếu tố di truyền hay môi trường.

Một số trẻ em có thể thừa hưởng các đột biến gen từ cha mẹ, làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư như ung thư mắt (retinoblastoma), u xơ thần kinh (neurofibromatosis), hoặc ung thư máu (leukemia).

nguyên nhân ung thư ở trẻ em
Ung thư ở trẻ em do đột biến gen

2. Yếu tố di truyền

Đây là một trong những yếu tố rất hay gặp. Nếu trong gia đình có người thân mắc ung thư, trẻ em có thể có nguy cơ cao hơn mắc bệnh do các đột biến gen di truyền.

Một số hội chứng di truyền như hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Down, hoặc hội chứng Beckwith-Wiedemann có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư.

3. Yếu tố môi trường

  • Phơi nhiễm phóng xạ: Trẻ em phơi nhiễm với phóng xạ hoặc các chất hóa học độc hại (như thuốc trừ sâu) có nguy cơ mắc ung thư cao hơn.
  • Môi trường sống: Những nơi có mức độ ô nhiễm cao hoặc gần các khu vực công nghiệp cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, làm tăng nguy cơ ung thư.
nguyên nhân ung thư ở trẻ em
Môi trường sống có thể gây ung thư cho trẻ

4. Rối loạn miễn dịch và các yếu tố khác

Một số trẻ em có hệ thống miễn dịch bị suy giảm, có thể do bệnh lý hoặc do thuốc điều trị, dễ bị nhiễm trùng và phát triển ung thư.

Một số loại virus như Epstein-Barr virus (EBV) có thể liên quan đến sự phát triển của một số loại ung thư ở trẻ em.

Mặc dù có nhiều yếu tố có thể dẫn đến ung thư ở trẻ em, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định rõ ràng. Việc nghiên cứu về ung thư ở trẻ em tiếp tục được thực hiện để tìm hiểu thêm về các yếu tố gây bệnh và các biện pháp phòng ngừa.

Các bệnh ung thư ở trẻ em phổ biến nhất

Dưới đây là những căn bệnh ung thư ở trẻ em phổ biến nhất. Mỗi căn bệnh đều có tính chất nguy hiểm với triệu chứng khác nhau. 

1. Bệnh U não

Bệnh u não ở trẻ em là tình trạng các tế bào não phát triển 1 cách bất thường và hình thành khối u. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại những di chứng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ về sau hoặc nặng hơn là cướp đi tính mạng.

U não ở trẻ em
Bệnh U não ở trẻ em

Các yếu tố nguy cơ

  • Trẻ có hệ miễn dịch suy yếu (mắc bệnh tự miễn từ nhỏ, sử dụng thuốc kiểm soát miễn dịch) có nguy cơ cao mắc bệnh u não.
  • Bệnh u não cũng là 1 trong các căn bệnh di truyền.
  • Tiếp xúc với bức xạ vì bất kì lý do nào.

Triệu chứng u não ở trẻ em

  • Tăng áp lực nội sọ: Trẻ bị đau đầu, nôn ói, rối loạn giấc ngủ, thóp phồng to.
  • Các biểu hiện thần kinh: Yếu 1 bên cơ thể, khó giữ thăng bằng, dễ té ngã, đôi khi gặp khó khăn khi nói chuyện.
  • Rối loạn hành vi: Trẻ dễ kích động và giảm khả năng tập trung.
  • Rối loạn nội tiết: Trẻ chậm phát triển, dậy thì sớm hoặc muộn hơn bạn bè đồng trang lứa.

2. Ung thư máu ở trẻ em

Ung thư máu (bệnh bạch cầu, máu trắng) là căn bệnh phổ biến, chiếm ⅓ trong tổng số ca bệnh K ở trẻ em. Mỗi năm, có 3175 trường hợp trẻ em mắc bệnh ung thư máu là ca bệnh mới.

Các nguyên nhân gây bệnh

  • Trẻ mắc các hội chứng Down, Li-Fraumeni, u xơ thần kinh và thiếu máu Fanconi có nguy cơ bị ung thư máu cao hơn.
  • Hệ thống miễn dịch kém do bẩm sinh hoặc sử dụng thuốc.
  • Tiếp xúc với tia bức xạ.
  • Yếu tố di truyền cũng là 1 nguyên nhân gây bệnh máu trắng ở trẻ.

Triệu chứng bệnh

Trẻ bị ung thư máu biểu hiện những dấu hiệu sau:

  • Cơ thể xanh xao, yếu ớt, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lạnh, khó thở.
  • Dễ chảy máu, cơ thể xuất hiện những vết bầm tím.
  • Sốt và dễ bị nhiễm trùng.
  • Trẻ lười ăn, hay quấy khóc, sụt kí, cơ thể suy nhược.
  • Sưng hạch bạch huyết.

3. Ung thư nguyên bào thần kinh

U nguyên bào thần kinh là tình trạng khối u phát triển ở các tế bào thần kinh không thuộc não bộ. Bệnh này có thể xảy đến với cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (thường dưới 5 tuổi). Khối u có thể tìm thấy ở các vị trí như: ổ bụng, tuyến thượng thận, cổ, ngực, tuỷ sống, hông, vùng chậu,… 

Ung thư nguyên bào thần kinh ở trẻ em
Ung thư nguyên bào thần kinh ở trẻ em

Các yếu tố nguy cơ

Không có nguyên nhân cụ thể gây bệnh u nguyên bào thần kinh ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã xác định được các yếu tố nguy cơ gây bệnh, bao gồm:

  • Trong quá trình mang thai, mẹ thường xuyên sử dụng thuốc phiện, tiếp xúc nhiều với hoá chất hoặc thiếu acid folic sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi và tăng nguy cơ ung thư nguyên bào thần kinh.
  • Một số trường hợp bị u nguyên bào thần kinh do yếu tố di truyền.

Triệu chứng phổ biến

  • Có khối u ở 1 vị trí trên cơ thể, thường là bụng, ngực, cổ, vùng chậu.
  • Mắt lồi và có quầng thâm ở dưới mắt.
  • Trẻ mệt mỏi, sụt cân, suy nhược cơ thể, sốt và ho.
  • Bụng chướng và đau, tiêu chảy hoặc táo bón, chán ăn.
  • Tay chân yếu, suy giảm chức năng vận động.
  • Huyết áp tăng cao, nhịp tim nhanh.
  • Đau nhức xương khớp.

4. Bệnh Sarcoma ở trẻ em

Sarcoma là căn bệnh ung thư ác tính xuất hiện ở bất kì vị trí nào của cơ thể nhưng chủ yếu ở vùng đầu cổ. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trẻ nhỏ, tuổi vị thành niên. Căn bệnh nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng, ức chế sự phát triển của trẻ nhỏ.

Các yếu tố nguy cơ

  • Gia đình có người đã từng mắc bệnh thì trẻ có nguy cơ mắc phải bệnh Sarcoma cao hơn.
  • Trẻ bị đột biến gen hoặc mắc các hội chứng như u xơ thần kinh, Noonan,…
  • Trong quá trình mang thai, người mẹ tiếp xúc với hoá chất độc hại, sử dụng thuốc phiện.
  • Tổn thương hệ bạch huyết cũng là 1 nguyên nhân phổ biến.

Triệu chứng Sarcoma

  • Biểu hiện về đường ruột như trướng bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, phân đen.
  • Bệnh ở mắt gây biểu hiện là lồi mắt, đau sưng.
  • Nếu bệnh ở các chi sẽ có triệu chứng là xuất hiện khối u, chân tay đau nhức.
  • Sưng hạch bạch huyết ở những vị trí gần khối u. 

5. U nguyên bào võng mạc

U nguyên bào võng mạc là căn bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực, tiên lượng sống sót và duy trì thị lực có thể đạt đến 95%. Tuy nhiên, bệnh không điều trị sớm sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề cho trẻ như: bong võng mạc, mù loà, đục thuỷ tinh thể, di căn sang các bộ phận khác,…

bệnh ung thư võng mạc
Ung thư võng mạc ở trẻ em

Các yếu tố nguy cơ

  • Yếu tố di truyền, đột biến gen.
  • Mẹ tiếp xúc với các hoá chất độc hại trong quá trình mang thai.
  • Mang thai khi tuổi của cha hoặc mẹ quá lớn.

Triệu chứng bệnh u nguyên bào võng mạc

  • Bé gặp khó khăn trong việc chuyển động mắt qua lại, lên xuống.
  • Mắt bị đau, đỏ, giảm thị lực, lác, lồi.
  • Hốc mắt bị sưng viêm do nhiễm trùng.

Gia đình nên làm gì khi có con em bị ung thư?

Trẻ bị ung thư ngay từ khi còn nhỏ là điều không ai mong muốn. Gia đình, cha mẹ là chỗ dựa duy nhất của trẻ. Khi phát hiện con em có dấu hiệu bị ung thư, cha mẹ và người thân nên giữ vững tâm lý vì những bệnh này vẫn có thể điều trị. Hãy trao đổi cùng bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bé. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy trở thành nơi an toàn nhất để động viên tinh thần cho các bé vượt qua giai đoạn bệnh tật khó khăn.

Gia đình cần làm gì khi trẻ bị ung thư
Gia đình cần làm gì khi trẻ bị ung thư

Kết luận

Trên đây là danh sách các bệnh ung thư ở trẻ em có tỷ lệ mắc phải cao. Gia đình nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng bệnh, đồng thời theo dõi từng giai đoạn phát triển của trẻ để có thể phát hiện bệnh từ sớm.

Hiện nay, phòng khám gia đình Việt Úc đồng hành cùng bệnh nhi ung thư và gia đình với dịch vụ chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà. Các bé sẽ được chăm sóc toàn diện từ sức khoẻ thể chất tới tinh thần để hỗ trợ phục hồi nhanh chóng. Các hạng mục trong dịch vụ chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà gồm có: xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hỗ trợ vận động, vệ sinh cá nhân và không gian sống, trị liệu tâm lý, thuốc men đúng giờ,…

Liên hệ với phòng khám gia đình Việt Úc qua hotline 18006896 (Hà Nội) hoặc 18006894 (TPHCM) nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về dịch vụ này.

5/5 - (1 bình chọn)

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *