Cách đọc các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu

Các chỉ số xét nghiệm của bà bầu

Khi đi khám sức khoẻ thai kì, mẹ bầu thường được chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu. Đây là một trong những xét nghiệm quan trọng và cần thực hiện ở nhiều thời điểm trong quá trình mang thai. Vậy, các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu phản ánh tình trạng sức khoẻ như thế nào? Để giải đáp câu hỏi trên, bạn cùng phòng khám gia đình Việt Úc tìm hiểu ngay nhé!

Tầm quan trọng của việc xét nghiệm nước tiểu khi mang bầu

Để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé, bà bầu cần đi khám thai định kỳ và thực hiện một số xét nghiệm, trong đó có kiểm tra nước tiểu. Tầm quan trọng của việc xét nghiệm nước tiểu trong thai kỳ thể hiện như sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu lần đầu để chẩn đoán chắc chắn có mang thai hay không.
  • Thực hiện xét nghiệm nước tiểu giúp mẹ bầu phát hiện sớm các căn bệnh về thận, đường tiết niệu, bàng quang, tiểu đường, các bệnh lây lan qua đường tình dục và bệnh mãn tính khác. Nhờ phát hiện sớm bệnh mà có hướng xử lý kịp thời để không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và bé.
  • Xét nghiệm nước tiểu cho thai phụ để phát hiện có lẫn máu, mủ trong nước tiểu hay không. Đây là dấu hiệu cảnh báo thai phụ có nguy cơ mắc bệnh lý nội khoa khác. 
Xét nghiệm nước tiểu rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai
Xét nghiệm nước tiểu rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai

Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu

Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu phản ánh tình trạng sức khỏe hiện tại của họ. Nhìn vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể đánh giá tình hình của thai phụ để giúp họ có 1 thai kỳ khoẻ mạnh, bình an. Sau đây là những chỉ số quan trọng trong xét nghiệm nước tiểu thai phụ.

Bạn đọc có thể xem thêm về dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà uy tín của phòng khám gia đình Việt Úc

1. Chỉ số Glucose

Mẹ bầu thường bị tiểu đường thai kỳ do thay đổi nội tiết tố hoặc một số nguyên nhân khác. Tiểu đường thường hết sau khi sinh con, tuy nhiên lại gây ảnh hưởng xấu tới trẻ khi còn ở trong bụng mẹ. Để nhận biết sớm tiểu đường thai kỳ và có cách khắc phục hiệu quả thì cần phải kiểm tra chỉ số Glucose trong xét nghiệm nước tiểu.

Chỉ số đường ở mức bình thường sẽ giao động trong khoảng 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L. Nếu kiểm tra chỉ số Glucose cao hơn giới hạn cho phép đồng thời luôn cảm thấy mệt mỏi, khát nước, sụt cân rất có thể bạn đã bị tiểu đường. Thai phụ có chỉ số Glucose cao cần thay đổi chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Chỉ số Glucose trong xét nghiệm nước tiểu
Chỉ số Glucose trong xét nghiệm nước tiểu của bà bầu

2. Chỉ số Leukocytes (LEU ca)

Bạch cầu là tế bào miễn dịch, khi cơ thể bị viêm nhiễm thì bạch cầu sản sinh nhiều hơn để chống lại vi khuẩn, nấm, virus. Chỉ số LEU ca bình thường ở mức 10 – 25 Leu/UL. Nếu như xét nghiệm thấy chỉ số này tăng quá cao, thai phụ có thể đang nhiễm khuẩn hoặc nấm và cần xem thêm các xét nghiệm khác để đánh giá chính xác nhất.

3. Chỉ số Nitrate (NIT)

Chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu – Nitrate đánh giá các bệnh về đường tiết niệu và kiểm tra thai phụ có bị nhiễm trùng tiểu hay không. Vi khuẩn E.Coli thường là tác nhân gây bệnh này, và nếu thai phụ bị nhiễm trùng tiết niệu sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật ở 3 tháng cuối thai kì. Chỉ số NIT bình thường giao động ở mức 0.05-0.1 mg/dL

4. Chỉ số Urobilinogen

Mẹ bầu kiểm tra nước tiểu sẽ biết được chỉ số Urobilinogen cho thấy các bệnh lý về gan, mật. Urobilinogen cho phép trong khoảng 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L.. Nếu chỉ số này tăng cao bất thường sẽ cảnh báo các dấu hiệu bệnh xơ gan, ứ mật, viêm gan và cần phải kiểm tra thêm để phát hiện chính xác bệnh.

Chỉ số Urobilinogen trong xét nghiệm nước tiểu
Chỉ số Urobilinogen trong xét nghiệm nước tiểu của bà bầu

5. Chỉ số Protein

Chỉ số Protein có trong nước tiểu cũng rất quan trọng để xác định thai phụ có khoẻ mạnh hay không. Protein trong nước tiểu nằm trong khoảng 7.5-20 mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L. Nếu chỉ số này quá cao, thai phụ dễ có nguy cơ tiền sản giật, nhiễm trùng huyết, tăng huyết áp, có vấn đề ở thận hoặc tiểu đường thai kỳ. 

6. Chỉ số pH

Xét nghiệm nước tiểu thai phụ thể hiện độ pH để đánh giá tính axit của nước tiểu. Chỉ số pH sẽ giao động trong khoảng 4.6 – 8. Nếu như vượt qua mức này, nước tiểu có tính bazơ, nhỏ hơn là có tính axit và pH = 7 là trung tính. 

7. Chỉ số Blood

Xét nghiệm Blood để phát hiện các bệnh lý viêm hoặc tổn thương về đường tiết niệu, thận, bàng quang, niệu đạo. Chỉ số Blood ở ngưỡng cho phép là từ 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/UL. Nếu thai phụ có chỉ số vượt ngưỡng cho phép cần được kiểm tra chuyên sâu hơn để phát hiện đúng bệnh lý và có hướng điều trị kịp thời.

Chỉ số Blood trong xét nghiệm nước tiểu
Chỉ số Blood trong xét nghiệm nước tiểu khi mang thai

8. Chỉ số Ketone

Khi kiểm tra các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu, Ketone phải nằm trong ngưỡng 2.5-5.0mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L. Con số này quá cao có thể mẹ bầu đang mắc bệnh đái tháo đường. Nếu xét nghiệm Ketone trong nước tiểu tăng cao kèm theo biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, nôn ói kéo dài bà bầu cần bổ sung chế độ ăn hợp lý và nghỉ ngơi khoa học.

Xét nghiệm nước tiểu cho bà bầu vào những thời điểm nào?

Xét nghiệm nước tiểu cho bà bầu được thực hiện trong lần khám thai đầu để chắc chắn có mang thai hay không. Đến tuần thứ 12, thai phụ được kiểm tra nước tiểu để tầm soát những nguy cơ về căn bệnh có thể xảy ra. Từ tuần thứ 20 trở đi, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm nước tiểu mỗi tháng 1 lần để kiểm soát tình trạng sức khoẻ. 

Tiền sản giật là tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra với bà bầu những tháng cuối thai kỳ nếu mắc 1 hay 1 số căn bệnh như: tiểu đường, cao huyết áp,… Xét nghiệm nước tiểu định kỳ là cách để phát hiện sớm bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho cả 2 mẹ con.

Xét nghiệm nước tiểu cho bà bầu được thực hiện định kỳ
Xét nghiệm nước tiểu cho bà bầu được thực hiện định kỳ

Lưu ý khi lấy nước tiểu để đảm bảo kết quả chính xác

Để kết quả xét nghiệm nước tiểu có độ chính xác cao, mẹ bầu lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế về hướng dẫn lấy nước tiểu.
  • Báo cáo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ để biết thuốc có ảnh hưởng tới kết quả hay không.
  • Tránh làm dơ mẫu nước tiểu để không làm sai lệch kết quả xét nghiệm. 
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước sạch, không sử dụng dung dịch vệ sinh có pH quá cao hoặc quá thấp để vệ sinh trước khi đi khám.
  • Tránh ăn các thực phẩm khiến nước tiểu có màu đậm trước khi đi khám như: củ cải đường, quả mâm xôi,…
  • Trước khi làm xét nghiệm không uống các loại vitamin hay thực phẩm chức năng.
  • Lấy nước tiểu giữa dòng, bỏ qua nước tiểu đầu trong một vài giây.
  • Không ăn thức ăn quá nhiều dầu mỡ hay quá nhiều đường trước khi xét nghiệm vì có thể ảnh hưởng tới kết quả.

Xem thêm thông tin về dịch vụ chăm sóc vết thương nhiễm trùng tại nhà

Kết luận

Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu rất quan trọng vì đánh giá được tình hình sức khoẻ hiện tại. Đây là xét nghiệm cần được thực hiện định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các căn bệnh ở thai phụ nếu có, từ đó đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé.

Nếu có nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ khám bệnh tại nhà, bạn hãy liên hệ với Phòng khám gia đình Việt Úc để được tư vấn nhé!

Thông tin liên hệ:

Chi nhánh Hà Nội

  • Địa chỉ: Căn số 30 lô 1A Khu đô thị mới Trung Yên – Trung Yên 11B – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Hotline: 18006896

Chi nhánh TPHCM

  • Địa chỉ: Lầu 1, Lầu 2, Số 215 Đường Đinh Tiên Hoàng, Tân Định, Quận 1 Hồ Chí Minh
  • Hotline: 1800 6894
5/5 - (2 bình chọn)

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *