17 Bài tập cho bàn tay và ngón tay sau đột quỵ

bài tập cho ngón tay sau đột quỵ

Mặc dù bệnh đột quỵ đe dọa đến tính mạng và gây tổn thương thần kinh, bạn có thể điều khiển các vùng khác trong não. Cơ bắp của bạn phải duy trì hoạt động nếu bạn vẫn muốn sử dụng và một số bài tập nhằm hỗ trợ việc này: bài tập cho vai, bài tập thăn bằng, bài tập cho bàn tay…..

Phục hồi sau đột quỵ có cảm giác như là một nhiệm vụ rất khó khăn. Trong số nhiều nhiệm vụ khác, não của bạn phải học lại các kỹ năng mà nó đã bị mất khi bị hư hỏng do tai biến.

Các bài tập ngón tay cho đột quỵ giúp hồi phục nhanh chóng

Nếu bạn bị mất chức năng hoàn toàn hoặc một phần – hoặc thậm chí là cảm giác – ở một bên cơ thể sau đột quỵ, bạn vẫn có thể điều khiển theo ý của  mình: phía bên kia cơ thể. Các bài tập cơ bản này sẽ giúp bạn tác động lên phần bàn tau và các ngón tay của bạn để chúng có thể trở lên linh hoạt hơn.

Bài tập 1: Nắm bóng

Giữ bóng thật chặt trong lòng bàn tay. Bóp bóng, giữ vừa hít thở và thư giãn. Thực hiện lặp đi lặp lại lại mười lần, áp dụng cho cả tay trái và tay phải.

bai-tap-cho-tay-sau-dot-quy

Bài tập 2: Ngón tay cái sau đột quỵ

Đặt bóng giữa ngón cái uốn cong và hai ngón tay mở rộng của cùng một bàn tay. Mở rộng và duỗi thẳng ngón tay cái để lăn bóng. Lặp lại mười lần, cho hai tay

bai tap dot quy 1
Bài tập cho ngón tay sau đột quỵ

Bài tập 3: Tóm bóng

Giữ bóng giữa ngón tay cái và ngón giữa. Ép nhau, giữ và thư giãn. Lặp lại mười lần, cho hai tay.

bai tap dot quy 2
Bài tập tóm bóng cho bệnh nhân sau đột quỵ

Bài tập 4: Lăn bóng

Đặt quả bóng trong lòng bàn tay, đưa ngón tay cái về phía gốc ngón tay út. Lặp lại mười lần, cho hai bộ. Lưu ý chọn kích thước quả bóng vừa đủ, nằm gọn trong lòng bàn tay để giúp thực hiện bài tập một cách dễ dàng và thuận tiện.

bai tap sau đợt quy 3
Bài tập lăn bóng cho đột quỵ

Bài tập thứ 5: Kẹp ngón tay

Đặt bóng giữa hai ngón tay bất kỳ. Bóp hai ngón tay lại với nhau, giữ và thư giãn. Lặp lại mười lần, cho hai tay. Cũng giống như lưu ý trước chọn kích thước quả bóng vừa phải và có độ đàn hồi để hỗ trợ.

bai tap sau đot quy 4
Bài tập cho bệnh nhân sau đột quỵ

Bài tập 6: Mở rộng tay

Đặt bóng trên bàn. Đặt đầu ngón tay lên quả bóng và lăn quả bóng ra ngoài bàn. Lặp lại mười lần, cho hai tay

bai-tap-cho-tay-sau-dot-quy-5
Bài tập mở rộng tay cho bệnh nhân đột quỵ

Nhựa dẻo trị liệu là công cụ cực kỳ hữu ích để cải thiện sức mạnh cơ và hoạt động bàn tay, đặc biệt là sau tai biến. Đây là sản phẩm có sẵn với độ mềm deo đàn hồi khác nhau, giá cả phải chăng.

Bài tập 7: Vận động ngón tay như cắt kéo

Cho hai ngón tay vào một đoạn nhựa dẻo tròn, cố gắng kéo dãn 2 ngón tay. Lặp lại mười lần, cho hai tay.

bai-tap-cho-tay-sau-dot-quy-6

Bài tập 8: Tập cho ngón tay cái

Đặt miếng nhựa dẻo trong lòng bàn tay và đẩy qua lại bằng ngón tay cái về phía ngón tay út. Lặp lại mười lần, cho hai tay.

bai-tap-cho-tay-sau-dot-quy-7
Tập ngón tay cái cho bệnh nhân đột quỵ

Bài tập 9: Mở rộng ngón cái

Uốn cong ngón tay cái và vòng nhựa dẻo như hình. Cố gắng duỗi thẳng ngón tay cái như thể đang ra dấu “rất tốt”.  Lặp lại mười lần, cho hai tay.

bai-tap-cho-tay-sau-dot-quy-8
Bai mở rộng ngón cái sau đột quỵ

Bài tập 10: Tập lực cho ngón cái

Bóp nhựa dẻo có đội đàn hồi vừa phải (sao cho vừa với lực tay và thể trạng của mỗi người) đặt miếng nhựa giữa ngón cái và bên ngón trỏ. Thực hiện lặp lại mười lần, cho hai tay

bai-tap-cho-tay-sau-dot-quy-9

Bài tập 11: Tập lực cho ngón cái

Giữ ngón tay và ngón cái thẳng khi ấn vào nhựa dẻo đặt ở giữa ngón trỏ và ngón cái. Lặp lại mười lần, cho hai tay. Khác với bài 10 thì bài 11 bạn duỗi tay theo phương nằm ngang để thực hiện bài tập

bai-tap-cho-tay-sau-dot-quy-10
Bài tập lực cho ngón cái ở đột quỵ

Bài tập 12: Tập bóp kéo bằng ngón tay

Sử dụng ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa, kéo miếng nhựa dẻo lên trên. Lặp lại mười lần, cho hai tay.

bai-tap-cho-tay-sau-dot-quy-11
Bài tập bóp kéo bằng ngón tay

Bài tập 13: Tập các đầu ngón tay

Đặt nhựa dẻo trong lòng bàn tay và ấn ngón tay thành hình móc, cố gắng chỉ uốn cong hai khớp trên cùng. Lặp lại mười lần, cho hai tau.

bai-tap-cho-tay-sau-dot-quy-12
Bài tập dành cho các đầu ngón tay

Bài tập 14: Tập các khớp ngón tay

Đặt nhựa dẻo trong lòng bàn tay và nắm tay chặt. Lặp lại mười lần, cho hai tay. Bạn lưu ý là cũng dùng loại dựa có độ đàn hồi phù hợp với cơ tay, tránh dùng loại cứng quá hoặc mềm quá sẽ không phát huy được hết tác dụng của bài tập

bai-tap-cho-tay-sau-dot-quy-13
Bài tập dành cho các khớp ngón tay

Bài tập 15: Tập từng ngón tay

Dùng nhựa dẻo giữa ngón trỏ và ngón cái. Lặp lại mười lần cho mỗi ngón tay, cho hai tay.

bai-tap-cho-tay-sau-dot-quy-14
Bài tập từng ngón tay cho bệnh nhân đột quỵ

Bài tập 16: Tập mở rộng từng ngón tay

Uốn ngón tay và vòng nhựa dẻo xung quanh. Cố gắng duỗi thẳng ngón tay. Lặp lại mười lần, cho mỗi ngón tay trong hai tay.

bai tap sau đot quy 15
Bài tập mở rộng các ngón tay

Bài tập 17: Tập giãn các ngón tay

Lấy nhựa dẻo tạo như hình cái bánh dày. Có gắng kéo dãn như hình. Lặp lại mười lần, cho hai tay.

bai tap sau đot quy 16
Bài tập giãn các ngón tay cho bệnh nhân đột quỵ

Kết luận

Hãy chăm chỉ tập luyện để có thể trở lại cuộc sống bình thường bạn nhé! Người thân của người bị tai biến có thể lưu lại để giúp đỡ người bệnh khi người bệnh muốn luyện tập!

Nếu bạn và người thân có nhu cầu chăm sóc bệnh nhân tai biến tại nhà hãy liên hệ với phòng khám gia đình Việt Úc chuyên cung cấp dịch vụ khám bệnh tại nhà tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Hãy gọi chúng tôi qua số hotline 1800 6896 hoặc 1800 6894 để được hỗ trợ tư vấn và sử dụng dịch vụ.

Đánh giá post

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc.