COVID-19 là bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp do một loại vi rút Corona (có tên là SARS-CoV-2) gây ra. Sau hơn 2 năm xuất hiện, bệnh dịch Covid 19 đã khiến gần 215 triệu người nhiễm và gần 4,5 triệu người tử vong trên toàn thế giới và còn tiếp tục gia tăng mạnh. Riêng ở Việt Nam, theo con số thống kê hiện tại đã có hơn 700,000 người nhiễm Covid 19 và gần 18,000 người tử vong vì dịch bệnh Covid 19.
1. Các đường lây khiến bạn nhiễm Covid 19
COVID-19 có thể lây từ người sang người hoặc từ động vật sang người qua các đường lây:
– Qua tiếp xúc:
+ Tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm như: bắt tay, ôm hôn.
+ Tiếp xúc gián tiếp: chạm tay vào các bề mặt nhiễm vi rút rồi đưa lên miệng, mắt, mũi của mình.
– Qua giọt bắn:
Khi tiếp xúc gần (dưới 2 mét) với người nhiễm nói, ho, hắt hơi tạo ra các giọt có chứa vi rút bắn vào mắt, mũi, miệng hoặc hít phải các giọt này.
– Qua không khí:
Trong môi trường kín, thông khí kém, khi thực hiện chăm sóc y tế có tạo những hạt nhỏ (aerosol) chứa vi rút lan theo không khí và có thể gây nhiễm nếu hít phải.
Người nhiễm COVID-19 có thể diễn biến nặng, nguy kịch và tử vong. Điều nguy hiểm là có nhiều trường hợp nhiễm không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, khỏi bệnh mà không cần điều trị nhưng lại là nguồn lây khó kiểm soát được.
Những trường hợp nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, không có bệnh lý nền, có đủ các điều kiện về sức khỏe, điều kiện cách ly có thể được theo dõi và chăm sóc tại nhà.
2. Mục tiêu cần đạt trong chăm sóc người nhiễm Covid 19
Theo dõi chặt chẽ, kịp thời phát hiện các biểu hiện bệnh trở nên nặng hơn để yêu cầu hỗ trợ về y tế hoặc chuyển người nhiễm đến bệnh viện kịp thời.
Nâng cao thể trạng, dinh dưỡng, ổn định tâm lý của người nhiễm để tăng khả năng chống đỡ với bệnh.
Bảo đảm chăm sóc an toàn, không để xảy ra lây nhiễm cho người cùng sống trong gia đình và cho cộng đồng.
3. Người nhiễm Covid-19 nào được cách ly, theo dõi tại nhà
Những người nhiễm COVID-19 hội đủ các điều kiện như sau được các cơ quan có trách nhiệm quyết định cách ly, theo dõi tại nhà: M COVID-19
3.1 Mức độ bệnh và đặc điểm của người nhiễm covid 19
– Không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ (không có suy hô hấp: SpO2 ≥ 96%, nhịp thở ≤ 20 lần/phút).
– Tuổi: Trên 12 tháng và dưới 50 tuổi.
– Bệnh, thể trạng kèm theo: không có bệnh nền
– Không đang mang thai
3.2 Người nhiễm Covid 19 có khả năng tự chăm sóc bản thân
– Có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, giặt quần áo, vệ sinh cá nhân…
– Biết cách đo thân nhiệt.
– Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát. Khi có tình trạng cấp cứu, có sẵn và sử dụng được các phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính…
– Có khả năng tự dùng thuốc theo đơn thuốc (toa) của bác sỹ
– Nếu người nhiễm COVID-19 không có khả năng tự chăm sóc thì gia đình phải có người khỏe mạnh, có kiến thức chăm sóc người nhiễm, biết cách phòng ngừa lây nhiễm để hỗ trợ người nhiễm thực hiện các tiêu chí tại mục này. Tuy nhiên nên hạn chế số người chăm
– Lưu lại các số điện thoại: đường dây nóng phòng chống dịch; người được phân công hỗ trợ theo dõi sức khỏe người nhiễm và các số điện thoại cần thiết khác.
– Xác định và thống nhất với cả gia đình về vùng không gian dành riêng cho người nhiễm.
– Phân công một người phù hợp nhất chăm sóc người nhiễm (nếu cần).
– Chuẩn bị các vật dụng tối thiểu:
+ Khẩu trang y tế dùng 1 lần (đủ dùng cho cả nhà trong 2-3 tuần);
+ Găng tay y tế sạch (tối thiểu đủ dùng cho người chăm sóc trong 2-3 tuần);
+ Nhiệt kế: thủy ngân hoặc điện tử, máy đo huyết áp;
+ Thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy và các túi nilon màu vàng để lót bên trong thùng;
+ Dụng cụ cá nhân dùng riêng cho người nhiễm: bàn chải răng, khăn tắm, khăn mặt, chậu tắm, giặt, bộ đồ dùng ăn uống, xà phòng (tắm, giặt) máy giặt (nếu có), dụng cụ phơi, sấy trang phục cá nhân;
+ Các thuốc đang sử dụng cho người trong nhà có bệnh sẵn có như: cao huyết áp, đái tháo đường, gút… với số lượng có thể dùng trong ít nhất 30 ngày;
+ Các thuốc và đơn thuốc (toa) của bác sỹ đối với người nhiễm (nếu có).
4. Lưu ý
– Khi trong nhà bạn có người nhiễm COVID 19, có nghĩa là bạn và những người khác trong nhà cũng đã có thể nhiễm, do đó cũng phải thực hiện cách ly tại nhà để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
– Không cần quá lo lắng tích trữ nhiều thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác. Chính quyền địa phương, người thân và các lực lượng, tổ chức sẽ giúp đỡ gia đình trong thời gian cách ly tại nhà.
Nguồn: Tài liệu hướng dẫn chăm sóc người nhiễm Covid 19 tại nhà do Bộ Y Tế phát hành.
Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ:
HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896
HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc.