Tập Thể Dục- Giải Pháp Tăng Cường Sức Khỏe Cho Người Bệnh Ung Thư (Phần 1) - Phòng khám gia đình Việt Úc

Tập Thể Dục- Giải Pháp Tăng Cường Sức Khỏe Cho Người Bệnh Ung Thư (Phần 1)

[Ngày 3 tháng 12 năm 2015]

song khoe-01

Những lợi ích của việc tập luyện để sống sót

Tập thể dục là một công cụ tuyệt vời có thể giúp bạn kiểm soát sức khỏe thể chất và tinh thần. Nhiều nghiên cứu đã và đang được thực hiện để đánh giá về khả năng giúp người bệnh sống sót nhờ vào tập thể dục.

Tập thể dục phù hợp với khả năng và mức năng lượng của bạn có thể giúp bạn:

  • Duy trì và nâng cao năng lực thể chất
  • Cải thiện sự cân bằng, giảm khả năng té ngã hoặc gẫy xương
  • Cải thiện lưu thông máu – giảm nguy cơ đông máu
  • Cải thiện sự tự tin
  • Cải thiện chức năng tình dục
  • Giảm nguy cơ lo lắng và trầm cảm
  • Giảm thiểu tác dụng phụ như buồn nôn và mệt mỏi
  • Giảm các bệnh về tim mạch và loãng xương
  • Hỗ trợ giấc ngủ
  • Giảm các ảnh hưởng xấu tới não: minh mẫn hơn nhờ luyện tập và động não
  • Hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Nhìn chung, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện các chức năng về thể chất và nâng cao chất lượng cuộc sống, lý tưởng hơn nữa là nó còn giúp bạn kiểm soát các tác dụng phụ sau điều trị. Sức khỏe thể chất và tinh thần sau điều trị của mỗi bệnh nhân là khác nhau – không phải ai cũng có thể áp dụng các bài tập nặng. Nhưng ngay cả tập thể dục nhẹ nhàng cũng hỗ trợ người bệnh theo một cách nào đó.

Điều chỉnh kế hoạch tập luyện của bạn

Điều chỉnh bài tập là việc thay đổi các động tác thể dục nhằm phù hợp với cảm nhận của bạn từng ngày, phù hợp với thể chất và các giới hạn khác của bạn.

Cảm nhận của bạn ngay sau đợt trị liệu sẽ khác rất nhiều so với vài tháng hay vài năm sau đó. Bạn vẫn có thể tập luyện trong thời gian đó nhưng cách tập sẽ phải khác. Một tuần sau trị liệu bạn có thể đi bộ một cách chậm rãi từ chiếc ghế băng nhà bạn đến cửa ra vào và quay lại. Một tháng sau bạn có thể có đủ sức đi bộ một cách chậm rãi xung quanh khu nhà bạn ở. Một năm sau đó, bạn có thể đi bộ xung quanh nhà 4 vòng.

Các hoạt động như lau dọn hay làm vườn cũng được tính là tập thể dục. Khi cơ thể bạn đang hồi phục, sẽ mất ít nhiều nỗ lực để lấy lại sức mạnh thể chất. Những gợi ý sau sẽ giúp bạn “đọc vị” cảm nhận của bạn vào từng thời điểm, từ đó giúp bạn điều chỉnh bài tập phù hợp với cảm nhận của bạn.

Ví dụ:

Nếu bạn cảm thấy không khỏe, tập thể dục có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn. Khi bạn cảm thấy không khỏe hãy tập luyện một cách chậm dãi, nhẹ nhàng và ít một. Nếu bạn thấy mệt mỏi hoặc mệt kinh khủng, tập luyện có thể mang đến năng lượng cho bạn (nếu áp dụng các bài tập nhẹ nhàng, chậm rãi và ít một). Bạn có thể tập nhiều lên khi không còn thấy mệt. Nếu bạn ngủ không tốt vào buổi đêm, hãy tập thể dục vào ban ngày để giúp bạn ngủ tốt hơn.

Bước 1: Điều chỉnh

Dưới đây là Khẩu hiệu vận động cơ bản cho phép bạn tập thể dục dù bạn cảm thấy ra sao:

Nếu cảm thấy khỏe, hãy luyện tập! Nếu cảm thấy tồi tệ, hãy điều chỉnh!

Bạn có thể thay từ “khỏe” bằng an toàn và từ “tồi tệ” bằng không an toàn: Nếu cảm thấy an toàn, hãy luyện tập! Nếu cảm thấy không an toàn, hãy điều chỉnh. Bạn cũng có thể thay từ “khỏe” và “an toàn” bằng từ dễ chịu và từ “tồi tệ” và “không an toàn” bằng từ không dễ chịu. Tập luyện căng cơ thường giúp người bệnh cảm thấy khỏe, trong khi đau là cảm giác tồi tệ. Căng cơ sẽ là cảm giác “an toàn” trong khi đau đớn là cảm giác “không an toàn”. Kéo dãn cơ bắp không phải là cảm giác đau đớn.

Bước 2: Tiếp tục tiến lên

Mục đích là tìm ra cách thức vận động nào đó thay vì không vận động gì cả. Thay vì nói “tôi không thể”, hãy học cách nói “tôi sẽ tìm ra cách thức vận động mà tôi thấy khỏe nhất”. Cố gắng từng thay đổi nhỏ cho đến khi bạn tìm thấy cách thức phù hợp nhất với cơ thể của bạn. Nhắc nhở bản thân không nên quan trọng việc bạn từng làm như thế nào trong quá khứ hay người khác đang làm gì. Hệ thống cơ bắp của bạn, mức độ mệt mỏi, cảm giác buồn nôn, độ cứng của xương… hiện giờ đã khác trước, do đó không cần so sánh bản thân mình với ai (kể cả chính bạn trước đây). Bất cứ thứ gì bạn làm để cải thiện sức khỏe thể chất của mình lúc này đều đáng giá.

Bước 3: Năng lượng: Thu vào và Giải phóng

Điều chỉnh bài tập phù hợp với sức khỏe hiện tại của bạn. Quyết định thời lượng và năng lượng bạn sẽ bỏ vào việc tập thể dục mỗi ngày dựa trên cảm nhận của bạn vào ngày hôm đó. Kết hợp điều này với cách thức vận động mà bạn cảm thấy ổn nhất. Bí quyết là có thể vận động trong suốt thời gian tập luyện. Tiếp tục điều chỉnh các động tác phù hợp và an toàn cho bạn, và tập luyện trong giới hạn năng lượng và khả năng thể lực của bạn.

Bước 4: Phương pháp kiểm tra

Khi bạn tập thể dục, hãy dành một chút thời gian để xem lại xem bạn có đang luyện tập quá sức hay không. Hãy áp dụng phương pháp nói trong khi tập luyện. Nếu bạn có thể nói đầy đủ câu và không mất hơi, bạn đang luyện tập ở mức an toàn. Nếu không thể nói được đầy đủ câu mà phải thở dốc, bạn đã luyện tập quá sức, và có thể đang luyện tập ở mức không an toàn. Nhớ rằng nếu bạn luyện tập quá sức, bạn sẽ tiêu tốn năng lượng hơn là hấp thu năng lượng.

Bước 5: Thở sâu: Nhẹ nhàng và chậm rãi

Học cách thở sâu xuống bụng, với tốc độ chậm.

  • Hít thở sâu giúp giảm căng thẳng
  • Oxy giúp cho cơ bắp làm việc
  • Hít thở sâu tăng thêm sinh lực cho bạn

Mục tiêu là cảm thấy khỏe, an toàn và hấp thu năng lượng!

Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ:

HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896

HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội