Tâm Trạng Sau Đột Quỵ - Phòng khám gia đình Việt Úc

Tâm Trạng Sau Đột Quỵ

Sau khi sống sót sau một cơn đột quỵ, bạn và gia đình có thể cảm thấy như gặp một cú sốc lớn. Tâm trạng sau đột quỵ bất ổn là bình thường. Ngay sau khi đột quỵ, người bệnh và gia đình cần hiểu được những mất mát họ phải trải qua cùng tâm trạng đau buồn, giống như những chết đi sống lại.

Nhận ra các giai đoạn tâm trạng đau buồn có thể giúp bạn đối phó tốt hơn với những thay đổi cảm xúc, hiểu rõ hơn về suy nghĩ, cảm xúc và hành động của bạn.

Bạn có thể không trải qua mọi giai đoạn hoặc theo thứ tự. Một giai đoạn không dừng đột ngột để giai đoạn tiếp theo có thể bắt đầu. Thay vào đó, tâm trạng đau buồn là một quá trình dần dần, cần thời gian và công sức. Mỗi người sẽ khác nhau, không giống một ai.

I. Giai đoạn tâm trạng sau đột quỵ

5 giai đoạn tâm trạng sau đột quỵ

5 giai đoạn tâm trạng sau đột quỵ

1. Giai đoạn 1: Sốc

Sốc thường xảy ra trong giai đoạn đầu nhập viện hoặc phục hồi chức năng. Một cảm giác bất lực có thể đi kèm với cú sốc. Trong thời gian này sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè là vô cùng quan trọng.

2. Giai đoạn 2: Phủ nhận

Không thể tin rằng một cái gì đó khủng khiếp đã xảy ra và mất mát gì đó là bình thường. Tâm trạng phủ nhận sẽ bỏ lỡ các cơ hội của bạn và gia đình để thoát khỏi vấn đề này. Điều duy nhất quan trọng lúc này là hồi phục. Bạn có thể có nhiều động lực hơn để phục hồi hơn là làm quen với tình trạng hiện tại. Trọng tâm nên tập trung vào hôm nay – tại đây và ngay bây giờ. Tập trung vào các yếu tố cần thiết và thực tế trước mắt.

3. Giai đoạn 3: Phản ứng

Giai đoạn này bắt đầu khi bạn và gia đình bắt đầu nhận ra tác động của một phần chức năng cơ thể không như cũ. Các phản ứng tâm lý phổ biến nhất là sự tức giận, có xu hướng tìm tham gia các hoạt động tâm linh, trầm cảm và sau đó là sự thương tiếc những mất mát và thay đổi. Nếu những phản ứng này ảnh hưởng tới khả năng phục hồi chức năng hoặc các hoạt động thông thường thì cần được đánh giá bởi bác sỹ chuyên môn.

4. Giai đoạn 4: Vận động

Đây là giai đoạn mà bạn có thể cảm thấy “OK, tôi muốn sống … hãy giúp tôi”. Bạn có thể trở mong muốn học hỏi trong giai đoạn này. Khi các thành viên trong gia đình đạt đến giai đoạn này, họ bắt đầu thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đến việc học cách giúp bạn. Đây thường là thời gian tốt để có chuyến đi ngắn hoặc du lịch.

5. Giai đoạn 5: Chấp nhận

Chấp nhận là giai đoạn cuối cùng của quá trình này. Đây là khi bạn và gia đình học cách sống chung với vấn đề mà đột quỵ đã gây ra. Một người bệnh đột quỵ nói, “Có hai cách nhìn vào nó. Bạn có thể nói với chính mình, ‘Ồ, chết tiệt. Tôi sẽ chỉ là một người què quặt trong suốt quãng đời còn lại của tôi. Hoặc bạn có thể nói,’Tôi sẽ làm hết sức có thể, và khi tôi đạt đến giới hạn của mình, thì tôi sẽ thấy tôi sẽ làm được bao nhiêu có thể làm trong giới hạn đó”. Chấp nhận không phải là một lần duy nhất và điều đó không có nghĩa là một người đôi khi sẽ không có cảm xúc mạnh mẽ về bất kỳ thay đổi, mất mát. Thay vào đó, nó có nghĩa là những cảm xúc đó không bó hẹp và cản trở người bệnh cảm thấy hy vọng vào cuộc sống.

II. Những sợ hãi sau cơn đột quỵ

1. E ngại việc ở một mình

2. Đột quỵ có thể tái diễn lần nữa

3. Bất lực phần cơ thể nào đó và không thể chấp nhận được điều này

4. Có thể ngày nào đó được đưa vào viện dưỡng lão

5. Người thân của bạn có thể không sẵn sàng đối mặt với gánh nặng trách nhiệm trong việc chăm sóc bạn

6. Bạn bè và gia đình sẽ bỏ rơi bạn.

Các tâm trạng sau đột quỵ này có thể được thể hiện như sự tức giận, kích động hoặc căng thẳng. Nói chuyện cởi mở với bác sĩ và gia đình của bạn để giúp giảm bớt những lo lắng. Dùng thái độ tích cực sẽ dễ dàng tìm cách vượt qua những khó khăn hơn cho bạn

Với tính chất nguy hiểm và phức tạp của bệnh tình, người thân trong gia đình thường không có đủ khả năng chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người bệnh, mà cần những người có chuyên môn y tế trợ giúp. Vì thế, Phòng khám Gia đình Việt Úc cung cấp dịch vụ chăm sóc người bệnh đột quỵ tại nhà để san sẻ những khó khăn với người nhà, vơi bớt những nỗi lo bệnh tật, giúp người bệnh lạc quan, phục hồi tốt, tránh nguy cơ tái phát.

anh- cham-soc-nguoi-benh-dot-quy-min

Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng viên của Phòng khám gia đình Việt Úc với nhiều năm kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện lớn, liên tục được đào tạo về các phương pháp trị liệu, phục hồi chức năng, kĩ thuật chăm sóc người đột quỵ bên cạnh sự tận tâm, hết lòng vì người bệnh, chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ chăm sóc người bệnh đột quỵ tốt nhất, tin tưởng nhất cho người bệnh.

 Chúng tôi hy vọng Dịch vụ chăm sóc người bệnh đột quỵ do Phòng khám gia đình Việt Úc cung cấp sẽ mang lại sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc cho tất cả người bệnh cũng như sự hài lòng từ người nhà bệnh nhân.

Xem thêm về :  Dịch vụ chăm sóc người bệnh đột quỵ

Sự tin tưởng của Quý khách hàng là động lực để đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng phòng khám gia đình Việt Úc ngày càng gắn bó với nghề, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để đáp lại niềm tin yêu ấy.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

 PHÒNG KHÁM GIA ĐÌNH VIỆT ÚC

Hotline miễn phí Hà Nội: 1800 6896

Hotline miễn phí Hồ Chí Minh: 1800 6894


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội