SỐNG KHỎE VỚI UNG THƯ - Chế độ tập thể dục (P2) - Phòng khám gia đình Việt Úc

Sống Khỏe Với Ung Thư – Chế Độ Tập Thể Dục (P2)

[Ngày 26 tháng 11 năm 2015]

song khoe-01

ĐIỀU CHỈNH CÁC BÀI TẬP THỂ DỤC

Tình trạng bệnh của mỗi người là khác nhau do đó mức độ thể chất, loại hình thể dục hay mức độ dễ chịu của mỗi người cũng khác nhau. Bài tập dành cho bệnh nhân sẽ không phải là một chế độ phù hợp cho tất cả mọi người. Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ và y tá đang chăm sóc nhằm giúp bạn có được một bài tập phù hợp tính đến các yếu tố sau:

  • Mức luyện tập: Tuổi tác, khả năng chịu đựng, lịch sử tập luyện sẽ là các nhân tố quyết định mức độ luyện tập cho chương trình của bạn.
  • Chẩn đoán:Một người bị ung thư vú có thể có nhu cầu khác với người bị ung thư hạch. Điều chỉnh chế độ tập luyện phù hợp với loại ung thư mắc phải là rất quan trọng.
  • Điều trị và các tác dụng phụ:Loại điều trị mà bạn đang thực hiện và các tác dụng phụ mà bạn đang trải qua là các yếu tố lớn quyết định xem bạn luyện tập bao nhiêu lần, luyện tập đến đâu và trong bao lâu.
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn: Nếu bạn có tiền sử bệnh như loãng xương, tim mạch, thiếu máu … thì cần phải tính đến các yếu tố an toàn. Hỏi ý kiến bác sỹ và y tá của bạn trước khi bắt đầu bất cứ liệu trình tập luyện nào.

Chỉ khi bạn thảo luận vấn đề luyện tập với bác sỹ và y tá đang chăm sóc y tế cho bạn, bạn sẽ hiểu được cái gì phù hợp và an toàn cho tình trạng bệnh của mình.Trải qua quá trình điều trị ung thư có thể khác nhau mỗi ngày, bởi vậy sau đây sẽ đưa ra một số lời khuyên giúp bạn điều chỉnh chế độ luyện tập theo ngày.

Trước khi luyện tập: 

  • Hãy đánh giá bạn cảm thấy thế nào ngày hôm nay. Ước lượng xem bạn có bao nhiêu năng lượng và cảm thấy khỏe đến đâu. Sử dụng thang điểm 10 với 0 là hoàn toàn không có năng lượng và 10 là năng lượng tuyệt đối nhằm giúp bạn lựa chọn mức độ luyện tập mong muốn.
  • Điều chỉnh kiểu hoặc mức độ luyện tập phù hợp với tình trạng của bạn. Nếu bạn cảm thấy mệt, hãy thử một cái gì đó nhẹ nhàng như đi bộ quanh nhà hoặc làm vài động tác kéo giãn. Nếu bạn cảm thấy khỏe hơn một chút, bạn có thể đi bộ với tốc độ nhanh hơn, thực hiện một bài tập aerobic hoặc một vài bài tập đối kháng.

Trong khi bạn tập thể dục:

  • Hãy làm bài kiểm tra nói. Để đảm bảo bạn đang luyện tập ở mức độ an toàn, hãy kiểm tra bằng cách bạn có thể vừa tập luyện vừa nói được đầy đủ câu mà không bị hết hơi không. Nếu bạn thấy không còn hơi, hãy giảm cường độ tập luyện xuống.
  • Hướng đến mục tiêu tràn đầy năng lượng và không bị mất nước. Luyện tập đến mức bạn cảm thấy tràn năng lượng nhưng không đến mức cảm thấy mệt lử.
  • Điều chỉnh động tác của bạn.Khi bạn luyện tập, nếu bạn cảm thấy thực hiện các động tác dễ chịu thì hãy tiếp tục. Nếu không hoặc cảm thấy không an toàn, thay đổi hoặc giảm cường độ. Bạn có thể điều chỉnh động tác theo:
    • Vận tốc: Giảm hoặc tăng tốc độ
    • Động tác: Thực hiện các động tác nhỏ hơn và gần mặt đất hơn.
    • Thời gian: Luyện tập nhanh hơn hoặc lâu hơn.
    • Nỗ lực: Dành năng lượng cho bài tập cho đến khi bạn vừa có thể thở và nói chuyện trong lúc tập luyện.

CÁC LỜI KHUYÊN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH TRONG TẬP LUYỆN

Khi bạn đưa việc tập luyện gắn với cuộc sống hàng ngày, sẽ có một số lời khuyên giúp bạn sống dài hơi với nó: 

  • Thảo luận việc luyện tập với bác sỹ và y tá đang chăm sóc y tế cho bạn. Họ có thể khuyên bạn loại thể dục nào an toàn và tốt nhất cho bạn.
  • Bắt đầu từ từ và tăng dần đến mức độ có thể duy trì. Nếu bạn ốm hoặc không tập luyện thường xuyên, hãy dành 5 phút đi bộ mỗi ngày và tăng thêm mỗi ngày đến khi bạn đạt được sự bền bỉ.
  • Luyện tập vừa phải và không quên dành thời gian nghỉ ngơi. Đừng ép bản thân tới một mức độ không thoải mái.
  • Uống nhiều nước đảm bảo thủy hóa trừ khi có lời khuyên khác từ bác sỹ.
  • Nhờ những người khác giúp đỡ. Có một người đồng hành luyện tập cùng sẽ giúp bạn giữ được hứng thú. Hãy hỏi bạn bè, người thân và đồng nghiệp xem họ có thể luyện tập với bạn không.
  • Tập trung tạo ra các hoạt động hỗ trợ tim mạch và giúp việc luyện tập trở thành thói quen và đừng ngại trộn lẫn các thói quen với nhau. Hãy thử yoga, nhảy hoặc dưỡng sinh. Khi bạn quá mệt mỏi và không thể luyện tập, hãy thay thế bằng một bài tập kéo dãn trong 10 phút.
  • Đều đặn là chìa khóa thành công. Một bài tập thể chất ngắn vào tất cả các ngày trong tuần hiệu quả hơn nhiều việc thỉnh thoảng có một bài tập quá tải.
  • Biến việc luyện tập thành thói quen hàng ngày của bạn. Ví dụ như đi bộ quanh nhà sau bữa tối, sử dụng thang bộ thay vì thang máy, …
  • Sử dụng bảng biểu để ghi lại và theo dõi quá trình luyện tập của bạn.
  • Ghi nhận và tự thưởng cho thành quả của chính bạn.

Điều trị ung thư có thể phá hủy cơ thể của bạn, vì vậy có một số khuyến cáo bạn nên lưu ý. Chúng không loại bỏ hay cấm cản việc tập luyện của bạn, chỉ là một số thứ cần cân nhắc vì mục đích an toàn. Bàn bạc với đội ngũ chăm sóc sức khỏe cho bạn là một ý tuyệt vời nhằm hóa giải mọi lo âu và băn khoăn mà bạn có thể có liên quan đến hoạt động thể chất. 

  • Nếu bạn mang trên người một ống catheter, bạn phải tránh xa bể bơi, ao hồ và các yếu tố khác có thể gây nhiễm trùng. Nói chuyện với bác sỹ và y tá đang chăm sóc sức khởe cho bạn về các khuyến cáo nhằm bảo vệ ống catheter trước khi tham gia vào bất cứ hoạt động luyện tập nào.
  • Nếu bạn vừa mới xạ trị, đừng cho phần xạ trị tiếp xúc với clo trong các bể bơi bởi nó có thể gây kích ứng.
  • Nếu bạn thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp), hãy trì hoãn việc luyện tập cho đến khi tình trạng thiếu máu của bạn được cải thiện.
  • Nếu bạn có số lượng tiểu cầu thấp, hãy tránh các môn thể thao đối khàng và nâng vác vật nặng. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi tham gia vào bất cứ hoạt động nào.
  • Nếu hệ thống miễn dịch của bạn bị suy giảm, bạn nên tránh tập luyện ở phòng gym hay bể bơi công cộng. Hãy hỏi ý kiến đội ngũ y yế của bạn xem khi nào thì bạn có thể tập luyện lại ở những nơi công cộng như vậy.
  • Nếu bạn có bệnh lý thần kinh ngoại vi hoặc mất cân bằng (tổn thương thần kinh có thể làm giảm khả năng cử động của các chi), bạn có thể chỉ nên luyện tập các bài tập tĩnh như đạp xe tại chỗ thay vì đi bộ trên băng truyền.
  • Hãy theo dõi việc chảy máu, đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc gây loãng máu (như Coumadin, Lovenox, Aspinirn, NSAIDS,…). Nếu chảy máu xuất hiện, hãy cầm máu và báo cho thầy tập của bạn.
  • Việc tập tạ có thể ngăn loãng xương và xẹp cơ bắp, hãy nói chuyện với bác sỹ và y tá của bạn trước khi tham gia vào bất cứ bài tập cử tạ nào.

Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ:

HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896

HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894

(Theo Phòng khám Gia đình Việt Úc

Xem thêm: SỐNG KHỎE VỚI UNG THƯ – Chế độ tập thể dục (P1)


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội