Ngăn Ngừa Đột Quỵ Bằng Cách Quản Lý Bệnh Tiểu Đường

chăm sóc tại nhà

Quản lý bệnh tiểu đường của bạn

Mục tiêu: Ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự xuất hiện của bệnh tiểu đường. Kiểm soát bệnh tiểu đường nếu bạn mắc bệnh.

Tầm quan trọng:

  • Người bị tiểu đường có ít nhất là gấp đôi nguy cơ đột quỵ và bệnh tim so với bệnh nhân không bị tiểu đường.
  • Trải qua nhiều năm, lượng đường huyết cao trong máu có thể gây tổn hại cơ thể của bạn. Điều này có thể gây ra các vấn đề tim mạch cũng như các vấn đề khác.

Lợi ích

  • Nếu bạn bị tiểu đường và nhờ vào kiểm soát lượng đường trong máu của bạn, bạn sẽ giảm nguy cơ bị đau tim và đột quỵ so với những người có đường huyết không được kiểm soát.
  • Nếu bạn bị tiền tiểu đường, bạn có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường bằng cách thay đổi lối sống của bạn, giảm cân, tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh.

Các loại bệnh tiểu đường

Mức tiền tiểu đường: mức đường huyết cao; bạn chưa bị tiểu đường nhưng có khả năng phát triển thành bệnh

Tiểu đường loại 1: cơ thể ngừng tạo insulin; bạn tiêm insulin để đưa đường đến các tế bào của bạn

Tiểu đường loại 2: cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin mà cơ thể tạo ra; gây ra sự tích tụ của đường trong mạch máu

Hành động:

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

  • Thừa cân, đặc biệt là trọng lượng tăng chủ yêu tập trung quanh eo
  • Các hoạt động thể chất không tốt
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường
  • Sinh em bé có trọng lượng nhiều hơn 4kg

Xét nghiệm glucose trong máu lúc đói (đường trong máu)

  • Nồng độ glucose trong máu lúc đói là gì? Đây là một xét nghiệm máu được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường sau khi nhịn ăn qua đêm.
  • Tại sao cần phải thực hiện xét nghiệm này? Xét nghiệm này cho thấy nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc có khả năng phát triển bệnh.

Nồng độ đường trong máu khi đói là 126 mg / dL hoặc cao hơn có nghĩa là bạn có bệnh tiểu đường.

Nồng độ đường trong máu khi đói giữa 100 và 125 mg / dL có nghĩa là bạn mắc bệnh tiền tiểu đường và tăng nguy cơ phát triển thành bệnh.

Bao lâu tôi cần phải làm xét nghiệm này?

  • 3 năm 1 lần, bắt đầu từ năm 45 tuổi (đặc biệt là nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì)
  • Thường xuyên hơn và ở độ tuổi trẻ hơn nếu bạn có các yếu tố nguy cơ.

(Theo Phòng khám Gia đình Việt Úc

Đánh giá post

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc.