Phòng ngừa là cách tốt nhất để hạn chế việc hình thành các vết rộp hay trầy da. Bạn có thể tưởng tượng như lần mình bị xước chân đi một đôi giày mới, hoặc có thể có những vết rộp do giày không thoải mái gây ra. Rộp da trông sẽ giống như bọng nước được hình thành dưới da. Đối với người bệnh có vấn đề về cảm giác như bệnh tiểu tường, thì rộp nước có thể cần được chú ý kỹ lưỡng hơn.
Nguyên nhân dẫn đến bị rộp da
Rộp da có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có người thì bị rộp da ở tay, ở chân và nhiều vị trí trên cơ thể.
- Áp lực do ma sát: Khi da bị cọ sát quá mạnh hoặc liên tục với một bề mặt, lớp da ngoài cùng có thể bị tổn thương. Điều này dẫn đến việc hình thành một túi nhỏ chứa chất lỏng bên dưới da nhằm bảo vệ các lớp da bị tổn thương.
- Tiếp xúc với nhiệt đội cao: Bỏng do nhiệt là một nguyên nhân phổ biến gây ra rộp da. Khi da bị nhiệt độ cao đốt cháy, các tế bào da bị tổn thương, tạo ra vết rộp chứa chất lỏng.
- Dị ứng với hóa chất, mỹ phẩm, hoặc một số chất trong môi trường cũng có thể gây ra rộp da. Phản ứng này thường là kết quả của việc hệ miễn dịch phản ứng với chất lạ, khiến da sưng viêm và nổi rộp.
- Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm có thể gây ra các vết rộp trên da. Các bệnh lý như herpes, thủy đậu hay nhiễm khuẩn da có thể tạo ra nhiều mụn nước hoặc vết rộp lan rộng.
- Khi côn trùng như muỗi, kiến, bọ ve cắn, chúng có thể tiêm chất gây dị ứng vào da, gây viêm và tạo thành các vết rộp.
Triệu chứng của rộp da thường dễ nhận biết, bao gồm:
- Ngứa ngáy: Một số loại rộp da, như do dị ứng hoặc côn trùng cắn, có thể kèm theo ngứa.
- Da bị đỏ và sưng: Da tại khu vực bị rộp có thể đỏ, sưng và nhạy cảm khi chạm vào.
- Xuất hiện túi chất lỏng: Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất. Túi này có thể trong suốt, màu vàng nhạt hoặc đôi khi chứa máu.
- Đau rát: Những vùng da bị rộp thường rất đau, đặc biệt là khi vết rộp bị vỡ hoặc nhiễm trùng.
Làm thế nào để phòng ngừa vết rộp da
Mẹo #1: Đi giày dép phù hợp
Việc tìm được cho mình đôi giày vừa vặn thoải mái giúp hạn chế các vết rộp nước trên chân. Nếu là giầy quá rộng hay quá chật so với cỡ của bạn, chân của bạn thường xuyên phải cọ xát các bề mặt và tạo ra các vết rộp nước. Vì vậy đừng tham rẻ mà mua những đôi giày không vừa vặn.
Nếu bạn có sự khác biệt lớn giữa kích thước hai chân, việc chọn giầy dép phù hợp có thể sẽ khó khăn hơn. Dù là vậy bạn vẫn cần tìm được cỡ vừa vặn với từng bên chân của bạn.
Mẹo #2: Đi tất
Tất được coi là một lớp đệm tránh các cọ xát giữa giày/ dép và da/chân của bạn. Theo Viện Da Liễu tại Mỹ khuyên người bệnh nên dùng tất có pha nylon sẽ bảo vệ chân tốt hơn các loại vải cotton thường dùng.
Điều trị vết rộp như thế nào?
Nếu bạn hay người thân có những vết rộp nước, bạn cần chăm sóc để đảm bảo vết thương mau lành:
Cách 1: Che chắn vết rộp
Dù vết rộp đã bị vỡ hay chưa, bạn vẫn cần có lớp băng gạc che chắn để tránh bị nhiễm trùng. Bạn nên sử dụng các loại băng gạc mềm mại để tránh bị vỡ rộp nước, đặc biệt là ở gót chân.
Cách 2: Không tự nặn hay trích vết rộp
Dù rằng vết rộp nước như vậy rất dễ bị vỡ nhưng bạn cũng không nên cố gắng tự trích hay nặn vết rộp vì có thể là môi trường cho vi khuẩn và vết thương sẽ dễ nhiễm trùng. Hãy gọi điện để được các bác sỹ của chúng tôi tư vấn nếu bạn gặp tình trạng trên
Cách 3: Sử dụng kem kháng khuẩn
Đối với những vết rộp có nguy cơ bị nhiễm trùng, hãy sử dụng các loại kem kháng khuẩn như Neosporin hoặc thuốc mỡ chứa kháng sinh để bảo vệ vùng da khỏi vi khuẩn.
Lưu ý là với kem kháng khuẩn thì bạn cần tham khảo theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để tránh vết thương trở nên tồi tệ hơn.
Lời khuyên của bác sĩ khi bị rộp da
Để vết thương mau lành, luôn luôn giữ cho vết thương sạch sẽ và khô thoáng. Việc chăm sóc cần có nhân viên y tế thực hiện để sử dụng dụng cụ vô khuẩn cùng thao tác chính xác và đảm bảo cho vết thương không bị nhiễm khuẩn.
- Hãy dừng ngay việc hút thuốc nếu bạn đang sử dụng. Nicotine trong thuốc làm giảm lưu thông máu và lượng oxy đi tới các tế bào.
- Để bảo vệ vết rộp khỏi bị cọ sát thêm và giữ vùng da khô ráo, có thể sử dụng băng dán hoặc miếng dán hydrocolloid. Chúng giúp vết rộp mau lành và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Nếu cảm thấy đau nhiều, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm triệu chứng.
- Trong một số trường hợp rộp da do dị ứng hoặc bệnh da liễu, bác sĩ có thể kê toa kem corticosteroid để giảm viêm và ngứa
Kết luận
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có được thêm kiến thức về rộp da. Mặc dù rộp da thường không nghiêm trọng, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên gặp bác sĩ nếu:
- Vết rộp có dấu hiệu vết thương nhiễm trùng như sưng đỏ, có mủ, hoặc vùng da quanh vết rộp ấm nóng.
- Vết rộp quá lớn và gây đau đớn nhiều.
- Bạn bị rộp da do nhiễm bệnh như herpes hoặc thủy đậu.
- Rộp da tái diễn thường xuyên mà không rõ nguyên nhân.
Liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1800 6896 để được tư vấn khi bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc vết thương tại nhà quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin
Thông tin liên hệ:
Hotline Hà Nội: 1800 6896
Hotline Hồ Chí Minh: 1800 6894
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc.