Hướng dẫn cách chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân theo triệu chứng – Lú lẫn

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Giảm Nhẹ Cho Bệnh Nhân Theo Triệu Chứng – Lú Lẫn

Hiện tượng lú lẫn rất phổ biến trong các trường hợp bệnh nặng và do nhiều nguyên nhân gây ra. Mê sảng là một dạng lú lẫn xuất hiện trong thời gian ngắn, thường do nguyên nhân có thể xử trí được như nhiễm trùng hoặc dùng loại thuốc mới. Tình trạng lú lẫn có thể đỡ sau vài ngày nếu nguyên nhân được loại bỏ. Sa sút trí tuệ là dạng lú lẫn liên tục, mãn tính, có nguyên nhân không dễ xử lý ví dụ sa sút trí tuệ do tuổi già hoặc xâm nhiễm HIV gây tổn thương não (tình trạng này có thể điều trị bằng ARV nếu có sẵn).

Huong-dan-cham-soc-giam-nhe-cho-benh-nhan-theo-cac-trieu-chung-Lu-lan

Nguyên nhân của lú lẫn? 

Nếu một người bệnh bỗng nhiên trở nên lú lẫn, phải đặt câu hỏi:
– Người bệnh có dùng loại thuốc mới nào không? Liệu đây có phải là nguyên nhân không?
– Có bị nhiễm trùng nào không?
– Nhiễm trùng đó có điều trị được không?

Huong-dan-cham-soc-giam-nhe-cho-benh-nhan-theo-cac-trieu-chung-Lu-lan-1

Điều trị khi bệnh nhân bị lú lẫn

– Nhiễm trùng đặc biệt:

      + Sốt rét

      + Viêm nàng não

– Bí tiểu

– Mất nước

– Hạ đường huyết

– Táo bón (có thể gây lú lẫn ở người già)

– Suy thận – cần điều trị, nếu có thể

– Suy gan – cần điều trị, nếu có thể

– Dừng loại thuốc mới nghi là nguyên nhân gây ra lú lẫn

Huong-dan-cham-soc-giam-nhe-cho-benh-nhan-theo-cac-trieu-chung-co giat-3
Chăm sóc khi bệnh nhân bị lú lẫn

– Cố gắng bình tĩnh và giúp người bệnh yên tâm.

– Cần có họ hàng, bạn bè gần gũi ở bên cạnh người bệnh.

– Hạn chế số người (đặc biệt là người lạ) tiếp xúc với người bệnh

– Tránh giam giữ người bệnh trừ khi việc này thực sự cần thiết cho sự an toàn của họ (việc này thường sẽ làm cho người bệnh kích động hơn).

– Để người bệnh sống trong môi trường xung quanh quen thuộc, nếu có thể.

– Thường xuyên gợi cho người bệnh biết họ đang ở đâu, bây giờ là mấy giờ và ai đang ở cạnh họ.

– Đánh giá tình trạng mất nước và bổ sung nước, điện giải qua đường uống (ORS), nếu cần thiết.

– Điều trị sốt .

Đọc thêm bài viết: Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân theo triệu chứng – Sốt

Huong-dan-cham-soc-giam-nhe-cho-benh-nhan-theo-cac-trieu-chung-co giat-2

Kê đơn khi bệnh nhân bị lú lẫn

Trong nhiều trường hợp lú lẫn chỉ cần áp các biện pháp trên là đủ. Nếu người bệnh kích động hoặc hung hăng, có thể dùng các thuốc sau:
– Haloperidol 1.5-5 mg có thể dùng tới 3 lần/ ngày tới khi người bệnh ổn định
– Chlorpromazine 25-50 mg có thể dùng tới 3 lần/ngày tới khi bệnh ổn định
– Kèm thêm diazepam 5-10mg vào buổi tối nếu cần thiết; nhưng phải dùng kết hợp với haloperidol hoặc chlorpromazine, nếu không sẽ làm lú lẫn nặng hơn.
– Trong các trường hợp nặng không đáp ứng với các thuốc trên, cân nhắc tới việc sử dụng phenobarbital 200mg dưới da ngày 4 lần.

Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ:

Hotline Hà Nội: 1800 6896,

Hotline Hồ Chí Minh 1800 6894


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội