Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Giảm Nhẹ Cho Bệnh Nhân Theo Triệu Chứng- Loét Miệng Và Khó Nuốt - Phòng khám gia đình Việt Úc

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Giảm Nhẹ Cho Bệnh Nhân Theo Triệu Chứng- Loét Miệng Và Khó Nuốt

Nhiễm trùng và loét miệng là các dấu hiệu hay gặp và là nỗi khổ của người bệnh bị ung thư hoặc HIV đang tiến triển. Với bệnh nấm Candidia (nấm miệng), không nhất thiết phải luôn nhìn thấy lớp màng trắng ở lưỡi hoặc vòm miệng mà đôi khi chỉ là những vùng loét hoặc rối loạn vị giác. Nếu nuốt đau, người bệnh có thể bị nấm thực quản ngay cả khi không có biểu hiệu gì ở miệng. Nhiều vấn đề của miệng có thể phòng tránh được bằng cách chăm sóc miệng cẩn thận, giữ cho miệng không bị khô và điều trị sớm các nhiễm trùng.

Huong-dan-cham-soc-giam-nhe-cho-benh-nhan-theo-cac-trieu-chung-loet-mieng-kho-nuot

1. Điều trị khi bệnh nhân bị loét miệng và khó nuốt

– Nấm miệng:

+ Thuốc tím gentian bôi đều trên vùng tổn thương, ngày ba lần.

+ Nystatin nhỏ giọt vào miệng 1-2ml , ngày bốn lần, sau khi ăn

+ Clotrimazolenystatin dạng viên ngậm, dùng hàng ngày trong thời gian 5 ngày

+ Fluconazole 50mg ngày một lần, dùng trong 5 ngày; hoặc 200mg, ngày một lần, dùng trong 3 ngày.

– Nấm thực quản hoặc nấm họng tái phát:

+ Fluconazole 200mg, uống ngày một lần trong thời gian hai tuần

+ Ketoconazole 200mg, uống ngày hai lần trong thời gian hai tuần

– Nhiễm trùng (penicillin kết hợp metronidazole)

+ Herpes simplex (aciclovir 200mg uống ngày 5 lần nếu sẵn có).

2. Chăm sóc cho bệnh nhân bị loét miệng và khó nuốt

– Thường xuyên kiểm tra miệng, răng, lợi, lưỡi và vòm miệng xem có bị khô, viêm, nấm, loét, và nhiễm trùng răng, lợi.

– Đánh răng sau ăn và vào buổi tối bằng bàn chải mềm. Dùng kem đánh răng nếu có hoặc nước súc miệng theo cách dưới đây (tránh đánh răng trong trường hợp đau nhiều).

– Dùng nước súc miệng sau ăn và vào buổi tối, ví dụ:

+ Một nhúm muối ăn hòa vào 1 cốc nước đun sôi để nguội

+ Một thìa dấm hoặc nước chanh hòa vào một lít nước sôi để nguội

– Khô miệng:loét 

+ Làm ướt miệng bằng cách thường xuyên nhấp từng ngụm nước lạnh (hoặc nước đá nếu có)

+ Ngậm lát cắt hoa quả, ví dụ dứa, chanh, chanh leo

+ Dùng kem dưỡng môi.

– Đặt ống thông thực quản – dạ dày.

Một số người bệnh bị ung thư vùng đầu – cổ có thể phải ăn thức ăn lỏng qua ống thông thực quản – dạ dày. Việc đặt ống thông phải do người có chuyên môn tiến hành. Chú ý thường xuyên dùng nước muối loãng để phụt rửa bên trong ống, tránh bị tắc.

3. Kê đơn khi bệnh nhân bị loét miệng và khó nuốt

– Điều trị đau theo thang mức độ đau

Aspirin viên sủi 600mg dùng cho đau trong miệng. Hòa tan trong nước để súc miệng rồi nuốt, ngày bốn lần.

– Thuốc tím gentian tốt cho tất cả các loại loét ở da da vì có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi-rút và nấm. Bôi ngày 3 lần.

– Nước súc miệng Metronidazole dùng cho những trường hợp hôi miệng do ung thư miệng:

– Lấy một viên tán nhỏ, hoặc dung dịch tiêm cho vào nước quả ép để súc miệng.

– Chất bôi kỳ diệu uganda có thể dùng cho các loét miệng.

Prednisolone nửa viên có thể đặt vào vết loét để làm dịu vết lét trong miệng, hoặc tán thành bột và rắc vào các vết loét.

– Khi các biện pháp nói trên không tác dụng, có thể dùng steroid liều cao đối với các trường hợp viêm miệng nặng hoặc viêm thực quản gây khó nuốt: dexamethasone 8-12mg , uống ngày một lần trong thời gian một tuần. Phải luôn dùng kèm với một thuốc chống nấm vì steroids có thể làm các nhiễm trùng do nấm nặng hơn.

Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ:

HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896

HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội