Gian Nan Tìm Kiếm Dịch Vụ Chăm Sóc Người Ốm Tại Nhà

Nhu cầu tìm người chăm sóc tại nhà

Bà Mai, 69 tuổi ở Phú Thọ bị giảm tiểu cầu kèm theo xơ gan điều trị tại BV Bạch Mai được gần một năm và đã thay đổi người giúp việc đến 4 lần nhưng vẫn không ưng ý vì “Mình không chỉ cần người cho bà ăn uống, đi lại mà còn cần người an ủi, động viên bà để bà khuây khỏa. Nhưng họ chỉ làm những việc này theo thói quen chứ không tâm lý, không chuyên nghiệp”, chị Tâm, con gái bà Mai bày tỏ.

Tương tự, cụ Thoan, 76 tuổi ở Định Công, Hà Nội bị “lẫn” và không tự chủ được đi tiểu đã 3 năm. Con của cụ có điều kiện kinh tế nhưng đều làm ăn kinh doanh nên không thể dành nhiều thời gian chăm sóc mẹ hàng ngày. Gia đình đã một người giúp việc với mức 5 triệu đồng/tháng nhưng vẫn không ưng ý vì họ chỉ cho cụ ăn uống, vệ sinh chứ không trò chuyện, tâm sự được với cụ khiến cụ hay nổi nóng, quát tháo, khóc lóc.

Hay như chị Khanh, 35 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội vừa trải qua một đợt điều trị méo mồm, lác mắt do làm việc quá căng thẳng. Sau khi bệnh tình đã thuyên giảm, bác sĩ chỉ định điều trị ngoại trú, kê thêm một số loại thuốc bổ thần kinh để tiêm. Trong nhà chị không ai biết tiêm và chị cũng không biết nhờ ai có chuyên môn tiêm giúp. Vì thế, hàng ngày chị vẫn phải tự mình đi xe, mang thuốc đến bệnh viện để nhờ các y tá tiêm giúp. “Đi lại rất mệt mỏi và tốn nhiều thời gian. Giá như tôi tìm được dịch vụ điều dưỡng tại nhà thì sẽ tốt hơn biết bao”, chị Khanh bày tỏ.

Dịch vụ bác sĩ gia đình tại phòng khám Việt Úc

Theo bà Trần Kim Chi, Điều dưỡng trưởng Phòng khám Gia đình Việt Úc www.pkgdvietuc.com. Gọi miễn phí: 1800 6896) thì việc mở rộng mô hình điều dưỡng tại nhà là rất cần thiết. Bà Chi đơn cử như một trường hợp chăm bệnh nhân tại Cầu Giấy, Hà Nội. Bệnh nhân này bị liệt lâu ngày và hoại tử nhiều chỗ trên cơ thể nhưng người nhà không biết cách chăm sóc, việc đưa vào bệnh viện cũng chỉ duy trì theo mỗi đợt điều trị nhất định nên tình trạng bệnh không được cải thiện mà có xu hướng trầm trọng hơn. Hơn nữa, bệnh nhân lại là người già, việc di chuyển người bệnh đi lại giữa nhà và bệnh viện cũng gây nhiều khó khăn cho gia đình. May mắn được bạn bè giới thiệu, gia đình bệnh nhân đã tìm đến dịch vụ điều dưỡng tại nhà của Phòng khám, không chỉ giúp gia đình chăm người bệnh đúng cách mà còn nhận được sự tư vấn về các chế độ dinh dưỡng, phục hồi và đến nay tình trạng sức khỏe của người bệnh đã được cải thiện một cách rõ rệt.

Với xu thế phát triển chung, hiện nay, tình trạng các gia đình thiếu người chăm sóc người ốm (điều dưỡng) đang trở nên phổ biến. Dù có dịch vụ thuê người chăm sóc người bệnh (theo giờ/ngày/tháng) nhưng về phía người sử dụng lao động cũng không hoàn toàn yên tâm bởi người được thuê không có chuyên môn về chăm sóc người ốm, người bệnh… Đã có một số mô hình cung cấp dịch vụ điều dưỡng tại nhà với công việc chăm sóc người ốm, phục hồi chức năng; tiêm và truyền theo chỉ định của bác sĩ, chăm sóc vết thương nhỏ. Thậm chí chăm sóc cả bệnh nhân ung thư, đột quỵ hoặc tắm bé. Tuy nhiên, các dịch vụ này còn rất khiêm tốn so với nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng hiện nay.

Thiếu hụt nhân lực điều dưỡng viên

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở Việt Nam, cứ 1 bác sĩ thì có 1,9 điều dưỡng-trong khi tỷ lệ tối thiểu mà WHO khuyến cáo là 1 bác sĩ cần 4 điều dưỡng. Tỷ lệ này ở Việt Nam ở mức thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, điều dưỡng viên giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, là người phụ trách công tác kiểm tra tình trạng bệnh nhân, kê toa thuốc và các công việc khác để phục vụ cho quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, Bộ Y tế, cả nước hiện có trên 61.000 y bác sỹ làm công tác điều trị; trên 117.000 điều dưỡng viên, hộ sinh đang công tác tại các cơ sở y tế trong cả nước. Đồng thời, trong khi một số nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới trình độ điều dưỡng, hộ sinh phải từ cao đẳng trở lên thì tại Việt Nam điều dưỡng, hộ sinh trình độ trung học chiếm đa số với gần 78%; vẫn còn 1,9% điều dưỡng, hộ sinh trình độ sơ học. Cả nước mới có 183 điều dưỡng, hộ sinh trình độ sau đại học.

Những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của công tác điều dưỡng thời gian qua là do việc tăng dân số, tăng tuổi thọ trung bình, tăng các bệnh nhân mãn tính, tăng nhu cầu khám chữa bệnh và cung cấp dịch vụ chăm sóc. Trong khi tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh so với vạn dân, so với bác sỹ rất mất cân đối và thấp nhất so với các nước trong khu vực.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc người bệnh còn nhiều hạn chế; nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn. Điều dưỡng, hộ sinh thiếu dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện đầy đủ các bước của quy trình kỹ thuật chăm sóc cũng như thực hiện giao tiếp, hướng dẫn giáo dục sức khỏe để thiết lập mỗi quan hệ gần gũi giữa điều dưỡng và người bệnh…

Nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh tại Việt Nam luôn được quan tâm tuyển dụng, tuy vậy về số lượng và cơ cấu vẫn thiếu nhiều so với quy định cũng như so với các nước trong khu vực. Thời gian tới, Bộ Y tế tập trung nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm và giao tiếp ứng xử của điều dưỡng, hộ sinh khi chăm sóc người bệnh cũng như chất lượng chăm sóc, phục vụ người bệnh, đảm bảo an toàn người bệnh. Cùng đó, nâng cao hiệu quả công tác quản lý điều dưỡng; tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các bệnh viện trong nước, nước ngoài, Thứ trưởng Xuyên nhấn mạnh.

Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng các dịch vụ bác sĩ gia đình, dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ với hotline của Việt Úc để được hỗ trợ,

Đánh giá post

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc.