1. Tình hình bệnh đái tháo đường tại Việt Nam
Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu. Trên toàn thế giới có 415 triệu người lớn (độ tuổi 20-79) tương đương 1 trong 11 người lớn đang sống với bệnh đái tháo đường trong năm 2015. Dự đoán vào năm 2040, con số này sẽ tăng tới khoảng 642 triệu người, hay nói cách khác 1 người trong 10 người lớn sẽ có bệnh đái tháo đường .
Tuy nhiên, gần một nửa số người đang sống với bệnh đái tháo đường (độ tuổi 20-79) không được chẩn đoán (46,5%), tỷ lệ này ở khu vực Tây Thái Bình Dương là 52.1% . Nhiều người đang sống với bệnh ĐTĐ típ 2 trong một thời gian dài mà không nhận biết được tình trạng bệnh của họ. Đến khi được chẩn đoán, thường đã kèm theo các biến chứng của bệnh. Thật lạc quan, thực hiện lối sống lành mạnh có thể phòng ngừa được 70% đái tháo đường típ 2 và ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ của đái tháo đường .
Tại Việt Nam, vào năm 2015 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường thế giới IDF Diabetes Atlas, và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện. Chỉ có 28,9% người bệnh ĐTĐ được quản lý tại cơ sở y tế . Đây thực sự là khoảng trống lớn về sự chênh lệch giữa nhu cầu và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Xem thêm bài viết:
>> Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn như thế nào?
>> Tại sao tiểu đường khiến vết thương lâu lành hơn?
2. Những ai có nguy cơ bị mắc đái tháo đường?
Có rất nhiều nguy cơ khiến bạn có thể mắc đái tháo đường bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu được coi là nguy cơ giúp bạn phát hiện sớm tình trạng của mình.
Các nguy cơ được kể đến cụ thể là:
– Tuổi > 20
– Người có BMI = 23, vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ)
– Người có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em ruột đã mắc bệnh đái tháo đường)
– Người có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu, xảy thai, đái tháo đường thai nghén, sinh con to ≥ 4kg)
– Tăng huyết áp vô căn ( ≥ 140/90 mmHg)
– Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói
– Người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ
– Tăng triglyceride (mỡ) máu.
– Chế độ ăn nhiều chất béo.
– Uống nhiều rượu
– Ngồi nhiều
Tất cả những đặc điểm trên được gọi là các yếu tố nguy cơ với bệnh đái tháo đường. Nếu bạn và người thân hiện tại chưa biết mình có bị đái tháo đường hay không hoặc cần tư vấn và sử dụng dịch vụ bác sĩ gia đình – khám bệnh tại nhà có thể gọi điện cho chúng tôi theo Hotline Hà Nội: 1800 6896, Hotline Hồ Chí Minh: 1800 6894.
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc.