Đánh Giá An Toàn Môi Trường Sống Cho Bệnh Nhân Tai Biến - Phòng khám gia đình Việt Úc

Đánh Giá An Toàn Môi Trường Sống Cho Bệnh Nhân Tai Biến

Mỗi năm, có hàng nghìn người Việt Nam gặp phải tai biến. Khi mà dân số đang ngày một già hóa, con số này sẽ ngày một tăng. Mọi người thường lầm tưởng rằng tai biến hay gặp phải ở người lớn tuổi mà ít có khả năng xảy ra với người trẻ tuổi. Nghiên cứu ngày càng chỉ ra người bệnh tai biến cả ở người trẻ tuổi, cũng một phần nguyên nhân từ các bệnh béo phì, tiểu đường và cao huyết áp. Rất nhiều người bệnh sau tai biến luôn phải sống chung với khuyết tật một phần thân thể hoặc mất đi khả năng nhận thức ở các mức độ khác nhau, việc này ảnh hưởng đến khả năng độc lập của người bệnh. Vì thế việc đánh giá an toàn môi trường sống cho bệnh nhân tai biến vô cùng quan trọng. 

Dưới đây là những yếu tố bên ngoài môi trường quan trọng đối với sự an toàn của bệnh nhân tai biến:

1. Đi lại xung quanh nhà

– Trong nhà có dễ đi lại (sàn không lồi lõm, không trơn trượt.

– Khu vực đi lại dễ quan sát?

– Có khung tay vịn?

– Các khu vực đi lại giữa các khu vực cần bằng phẳng và dễ đi lại (trải nhựa hoặc xi măng, khu vực đi lại và thảm cỏ,…?

– Nếu có dốc bậc thang, cần có tay vịn cầu thang?

– Nếu có bụi cây xung quanh lối đi, cần cắt tỉa gọn gàng để tránh chắn lối đi hoặc gây tổn thương cho người bệnh.

danh-gia-an-toan-moi-truong-song-cho-benh-nhan-tai-bien

2. Cửa hoặc khu gần cửa

– Bước từng bước chậm nhưng chắc, và có tay vịn ở cả hai phía

– Các bậc cầu thang đều nhau?

– Bậc cầu thang chắc chắn, và không bị hỏng hóc gì cả?

– Lối đi đủ ánh sáng, dễ tiếp cận chuông cửa?

– Bề mặc không trơn trượt tại các khu vưc có cổng vòng, hoặc lối đi vào?

– Thảm có phải là loại chống trượt không, các góc có bị cuộn lên không?

– Cửa có khóa hoặc chốt cài phía trong

– Khóa có sử dụng được không và có dễ sử dụng không?

– Chốt hoặc tay nắm cửa có sử dụng được không và có dễ sử dụng không?

– Nếu khó sử dụng tay nắm gạt, kiểm tra hướng tay có các nấc khác nhau?

– Dễ mở và đóng cửa mà không bị kẹt?

– Cửa có hút đẩy để tránh bị đóng sầm (tránh việc đang đi vào thì cửa đóng vào người)?

– Bậc thềm dưới 2cm?

– Cửa kính kéo cần có dán báo hiệu ở trong tầm mắt?

– Cửa có dễ mở hay không?

3. Lối đi

– Nên bỏ các loại thảm (có thể gây trơn trượt)

– Lối đi có gọn gàng (tránh để quá nhiều đồ vật xung quanh)?

– Các loại dây điện và dây phụ trợ có chắn lối đi?

– Bệ cửa thấp (dưới 2cm) để tránh vấp?

– Đủ ánh sáng?

– Công tắc bật đèn có gần cửa phòng?

– Nếu cần thiết, lối vào có đủ không gian cho xe lăn/ khung tập đi?

– Nếu người bệnh khó đi lại, đã có khung vịn trong suốt hành lang?

– Các loại thảm lối đi có dính chặt xuống sàn hay là loại trơn tượt hay không?

4. Cầu thang

– Tay vịn hai bên cầu thang được đóng chắc chắn?

– Tay vịn có xuống tận bậc cuối cùng?

– Bậc cầu thang chắc chắn, không mục hỏng?

– Các bậc cầu thang dễ nhìn (màu không quá tối hay quá nhiều họa tiết nên nhìn không rõ)?

– Thảm cầu thang bám vào cầu thang, theo từng bậc?

– Thảm cầu thang loại chốn trơn trượt?

– Bậc đầu tiên và bậc cuối cùng có đặc điểm gì nổi bật không?

– Bậc cầu thang không để quá nhiều đồ đạc?

– Nếu bậc thang có trần thấp, và dễ đụng đầu thì cần phải có tấm lót?

– Các bậc thang đều có công tắc bật tắc điện ở cả hai đầu?

5. Phòng nghỉ

– Phòng có đủ ánh sáng?

– Có công tắc điện gần lối ra vào?

– Lối đi tới phòng gọn gàng, không có vật cản giữa đường (không bị chia nhỏ, không dây điện, không thùng/ rổ hay bất kỳ vật gì khác)?

– Bậc của thấp và thảm được gắn chặt xuống sàn?

– Thảm ở tình trạng tốt (không bị cuộn, gấp mép, rách dễ khiến người khác vấp vào)?

– Lót sàn không có vết lồi lõm hay trơn trượt

– Có đặt ít nhất là 1 ghế thuận tiện cho người bệnh?

– Đồ đạc trong nhà cố định, ít di chuyển?

– Mép bàn có góc vót tròn và dễ nhìn (không dùng góc nhọn, đặc biệt là mặt kính)?

– Cửa sổ mở ra dễ dàng?

– Chụp đèn hay mành cửa dễ mở và cố định?

– Dây điện vòng sau các thiết bị, đồ đạc, không để giữa nhà hay nhét dưới thảm?

6. Phòng tắm

– Công tắc ngay lối ra vào?

– Đủ ánh sáng ở khu bồn rửa tay/rửa mặt hay ở khu bồn tắm?

– Đèn ngủ?

– Bậc thấp dưới 2cm?

– Phòng ngăn nắp và không trơn trượt?

– Sàn không trơn trượt dù có ướt?

– Rèm tắm cất gọn được một bên để tránh rỏ nước trơn trượt

– Nếu cần/ nên có ghế tắm đặt trong bồn, hoặc ghế tắm vòi hoa sen?

– Dụng cụ tắm gần nơi dễ lấy?

– Thảm tránh trơn trượt.

– Có giá cố định vòi hoa send

– Vòi tắm dễ dùng và dễ đọc (nóng lạnh)?

– Nhiệt độ bình nóng lạnh không quá nóng?

– Nếu có cửa kính buồng tắm đứng, cần đảm bảo đó là loại kính an toàn, không vỡ vụn?

7. Nhà Vệ sinh

– Có khung tay vịn?

– Chỗ để giấy vệ sinh dễ với?

– Chỗ ngồi đi vệ sinh có tiện cho người bệnh?

4-cach-cai-thien-tram-cam-sau-khi-bi-dot-quy

8. Nhà bếp

– Đồ hay dùng có để ở nơi dễ thấy?

– Vòi nước dễ với?

– Dễ nhìn vòi nước nóng hay lạnh?

– Nếu cần, nên có hướng dẫn cảnh báo hoặc nhiệt độ không để quá nóng?

– Nếu có thể, cài đặt hẹn giờ cho lò nướng hay các loại bếp khác?

– Nút điều chỉnh có dễ nhìn hay sử dụng?

– Bảng điều khiển ở phía trước hay phía sau?

– Gần chỗ nghỉ của người bệnh có cạnh lò nước phả hơi nóng ra không?

– Đồ ăn được náu hoặc để trong xoong hoặc đồ làm bằng kính trong để người bệnh có thể nhìn.

– Lò vi sóng có dể sử dụng, mở và đóng?

– Các loại khăn, rèm hay các vật dụng dễ cháy để tránh nơi bắt lửa?

9. Phòng ngủ

– Có đèn từ lối vào

– Công tắc đèn dễ với từ giường ngủ

– Các ngăn kéo dễ mở và đóng?

– Lối vào phòng ngủ có thoáng hay có đồ vật vướng lối đi?

– Các dây điện có tránh đặt giữa sàn nhà?

– Có đoạn nào trơn trượt hay mép thảm bị xoắn lên?

– Sàn gỗ hoặc thảm có trơn không?

– Thảm có nếp gấp hay gập không?

– Rèm, màn hoặc ga giường có trải thừa lên mặt sàn có thể gây trơn trượt?

– Có cần hỗ trợ gì để người bệnh vào hoặc ra khỏi giường?

– Có chỗ nào để ngồi và mặc quần áo không, nếu cần?

– Cửa sổ có dễ mở và đóng không?

– Chốt và cánh cửa sổ có hoạt động tốt và dễ mở không?

– Chốt và cánh cửa sổ có được vít cố định?

– Có điện thoại trong tầm với gần giường không?

– Có bất kỳ thiết bị đi bộ hỗ trợ (gậy, khung tập đi, xe lăn) trong tầm với gần giường không?

– Có đèn pin hoặc phương tiện chiếu sáng không dùng điện khác trong tầm với gần giường trong trường hợp mất điện không?

– Thảm/ đệm chườm điện được gấp lại, che lại bằng vật khác khi không sử dụng?

– Dây điện được buộc lại hoặc ốp cố định lên giường, giữa tường hoặc sàn nhà?

– Các kệ và giá treo quần áo có dễ tiếp cận không?

– Giá treo có tối đa hóa không gian?

– Quần áo để có dễ tìm?

– Đồ gây vướng hay dễ gây vấp ngã trên sàn nhà?

– Cửa tủ quần áo có dễ mở không?

– Có dễ mở không?

– Nếu là tủ trượt, có dễ mở không

10. An toàn chung

– Người cao tuổi/ người bệnh có thể liên lạc với ai đó trong trường hợp khẩn cấp (cảnh báo, tên và số qua điện thoại, điện thoại hình ảnh, v.v.) không?

– Báo động khói có được lắp đặt và hoạt động ở mọi nơi trong nhà, bên ngoài khu vực ngủ và bên trong phòng ngủ không?

– Báo động khí CO có được cài đặt và hoạt động ở mọi nơi trong nhà, bên ngoài khu vực ngủ và bên trong phòng ngủ không?

– Có bình chữa cháy trong nhà không?

– Có nơi nào an toàn bên ngoài để giấu chìa khóa vào nhà khi khẩn cấp không?

– Các số khẩn cấp được dán trên hoặc gần điện thoại?

– Điện thoại có được đặt ở vị trí đủ thấp để có thể liên lạc nếu bị ngã?

– Có bình chữa cháy trong bếp không?

– Tất cả các máy sưởi di động có cách khoảng 1m từ tường, đồ nội thất, rèm cửa, thảm, báo hoặc các vật liệu dễ cháy khác?

– Có phải tất cả các loại thuốc trong hộp đựng chống trẻ em đều được đánh dấu rõ ràng với tên và liều thuốc?

– Khu vực nơi thuốc đủ độ sáng?

– Các thùng chứa chất lỏng dễ cháy và dễ cháy được lưu trữ bên ngoài nhà?

– Các thiết bị nhỏ, như máy sấy tóc, lò nướng bánh, v.v. không được cắm khi không sử dụng?

– Các ổ cắm điện hoặc công tắc có hoạt động tốt và không quá nóng khi chạm vào không?

– Có phải tất cả các ổ cắm điện và công tắc đều được lắp đặt các tấm che?

Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ:

HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896

HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội