Chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư có triệu chứng nghẹn, khó nuốt

chăm sóc giảm nhẹ khó nuốt

Bệnh nhân ung thư có thể bị nghẹn, ho, khạc nhổ, cảm thấy đau hoặc gặp các vấn đề khác khi cố gắng nuốt. Có một số nguyên nhân gây ra các triệu chứng này. Đó có thể là tác dụng phụ ngắn hạn của việc hóa trị hoặc xạ trị ở cổ họng và ngực hoặc do nhiễm trùng miệng hoặc thực quản (ống đi từ cổ họng đến dạ dày) và một số nguyên nhân khác.

Trong bài viết này, Phòng khám gia đình Việt Úc sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tại nhà khi gặp vấn đề về nuốt. Hãy tìm hiểu để có phương pháp chăm sóc người bệnh đúng cách bạn nhé.

Điều gì sẽ xảy đến với bệnh nhân ung thư khó nuốt

  • Nghẹn, ho hoặc nôn hết thức ăn khi cố gắng nuốt
  • Giảm cân
  • Quá nhiều nước bọt
  • Ít hoặc không có nước bọt
  • Đỏ, bóng hoặc sưng phía trong miệng.
  • Có vết loét trong miệng
  • Đau ở họng và ngực khi nuốt
  • Cảm giác thức ăn đang mắc kẹt giữa cổ họng
  • Có mảng trắng hoặc một lớp phủ phía bên trong miệng

Bệnh nhân ung thư triệu chứng khó nuốt có thể làm gì

  • Ăn thức ăn nhạt và mềm có hàm lượng calo và đạm cao (như súp, kem, sữa chua, sữa).
  • Ăn từng miếng nhỏ, nuốt hết trước khi ăn miếng khác.
  • Có thể sử dùng ống hút với thức ăn lỏng và mềm.
  • Thử dùng thức ăn lỏng nhưng sệt hơn (như trái cây xay nhuyễn) để dễ nuốt hơn.
  • Xay nhuyễn thực phẩm (như thịt, ngũ cốc, trái cây tươi) giống như thức ăn của trẻ em. Có thể cần thêm nước trước khi xay.
  • Nhúng bánh mỳ vào sữa để làm mềm bánh.
  • Dùng thực phẩm trong tủ lạnh (đồ lạnh giúp giảm sưng đau) hoặc ấm vừa. Nếu thực phẩm lạnh khiến bạn bị đau hơn, hãy thử thực phẩm ở nhiệt độ thường.
  • Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ.
  • Nghiền thuốc viên và cho vào nước trái cây, nước sốt. (Trao đổi trước với điều dưỡng hoặc dược sỹ của bạn, vì một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm nếu bị nghiền nhỏ hoặc bị vỡ. Một số loại thuốc tương tác xấu với một số loại thực phẩm hoặc phải uống trong lúc đói.)
  • Tránh thức ăn và đồ uống nóng, cay, có chứa chất cồn.
  • Tránh thức ăn chứa nhiều axit như cam, quýt và đồ uống có ga.
  • Tránh thức ăn cứng, khô như bánh quy, các loại hạt, khoai tây chiên.
  • Ngồi thẳng lưng khi ăn uống, ngồi như vậy vài phút sau khi ăn xong.
  • Nếu bị đau, hãy dùng gel hoặc thuốc giảm đau như Viscous lidocaine (theo đơn) hoặc tham khảo ý kiến bác sỹ khi sử dụng thuốc giảm đau trước khi ăn.

Người chăm sóc bệnh nhân ung thư có thể làm gì

  • Cho người bệnh dùng các loại thức ăn mềm và không bị khô. Các món ăn từ trứng, cá và chất lỏng sệt như sữa chua sẽ dễ nuốt hơn.
  • Nước sốt và nước dùng sẽ giúp món thịt dễ nuốt hơn.

Gọi ngay bác sỹ/ điều dưỡng nếu người bệnh:

  • Bị nghẹn, ho, khạc nhiều hơn bình thường, đặc biệt trong lúc ăn hay uống
  • Bị đau họng nặng
  • Miệng bị đỏ, bóng hoặc có vết loét trong miệng hoặc trên lưỡi.
  • Sốt hơn 38 độ hoặc cao hơn khi đo qua miệng
  • Khó thở
  • Tức ngực
  • Thức ăn bị mắc lại ở cổ họng không đi xuống
  • Không thể ăn hoặc nuốt thuốc

Trên đây là một vài cách xử lý khi người bệnh ung thư có triệu chứng khó nuốt. Tại phòng khám gia đình Việt Úc chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ tại nhà 24/7. Quý khách hàng có nhu cầu có thể liên hệ với chúng tôi theo hotline hoặc theo biểu mẫu liên hệ bên dưới để được hỗ trợ

5/5 - (1 bình chọn)

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc.