Chăm sóc bệnh nhân ung thư bị tiêu chảy tại nhà

chăm sóc bênh nhân ung thư bị tiêu chảy

Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài phân lỏng hoặc nước nhiều hơn 3 lần một ngày, có thể gây ra cảm giác khó chịu hoặc không. Hiện tượng này xảy ra khi nước không được tái hấp thu ở ruột vì một số lý do nào đó.

Tiêu chảy nhiều lúc có thể do quá nhiều nước được kéo vào ruột. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm hóa trị; xạ trị vùng bụng, thuốc, nhiễm trùng, phẫu thuật, thuốc bổ dạng lỏng chứa quá nhiều vitamin, chất khoáng, đường, chất điện giải. Tiêu chảy gây ra do liệu pháp hóa trị có thể kéo dài 3 tuần sau khi điều trị kết thúc.

Tiêu chảy ở bệnh nhân mắc ung thư

Có nhiều nguyên nhân và một số loại thuốc có thể dẫn đến tiêu chảy, tiêu chảy có thể do nguyên nhân liên quan đến bệnh ung thư hoặc liên quan đến những vấn đề sức khỏe khác. Nguyên nhân gây tiêu chảy thường gặp trong điều trị ung thư bao gồm điều trị hóa chất, điều trị nhắm trúng đích hoặc điều trị miễn dịch, xạ trị tại vùng tiểu khung và khi dùng một số loại thuốc. Một số loại ung thư hoặc vị trí của khối u cũng có thể gây ra tiêu chảy.

Tiêu chảy cũng có thể xảy ra khi bạn ăn những thức ăn không phù hợp với cơ thể bạn như đồ ăn quá nhiều đường hay mỡ, đồ cay nóng, hoặc đồ ăn chiên rán.  Những nguyên nhân khác gây ra tiêu chảy là nhiễm trùng, phẫu thuật hoặc những thực phẩm bổ sung dạng lỏng có hàm lượng cao các vitamin, khoáng chất, đường  và chất điện giải.

Đôi khi, một đoạn ruột bị bán tắc do có khối phân cứng hoặc một khối u dẫn đến ứ đọng chất lỏng xung quanh đoạn ruột bị tắc và gây ra tiêu chảy. Nếu do khối phân cứng gây ra tắc ruột thì được gọi là ứ phân (fecal impaction).

Tùy thuộc vào phương pháp điều trị ung thư, tiêu chảy có thể bắt đầu sau một vài giờ, một vài ngày hoặc vài tuần sau khi điều trị hóa trị, nhắm trúng đích hay điều trị miễn dịch. Xạ trị cũng có thể gây ra tiêu chảy sau một thời gian điều trị. Đôi khi tiêu chảy có thể kéo dài tới nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi đã kết thúc điều trị.

Người bệnh có thể làm gì

Thử chế độ ăn toàn chất lỏng (bao gồm nước, trà loãng, nước ép táo, đào, mơ, nước canh…) ngay khi bắt đầu bị tiêu chảy hoặc khi bạn cảm thấy sắp bị tiêu chảy. Tránh các đồ uống có tính axit như nước ép cà chua, nước trái cây họ cam quýt, và các loại đồ uống có ga.

  • Ăn các bữa nhỏ. Không ăn các thức ăn quá cay hoặc nóng.
  • Tránh các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, rau củ sống và cà phê.
  • Tránh các loại bánh kẹo ngọt, thạch, mứt và các loại hạt.
  • Tránh rượu và thuốc lá
  • Tránh sử dụng sữa hoặc các sản phẩm từ sữa vì có thể khiến tiêu chảy nặng hơn.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống có nhiều thực phẩm giàu kali (như chuối, khoai tây, mơ). Kali là một khoáng chất quan trọng mà cơ thể có thể bị thiếu hụt nếu bị tiêu chảy.
  • Theo dõi lượng và tần suất đi ngoài.
  • Làm sạch vùng hậu môn bằng xà phòng nhẹ sau mỗi lần đi vệ sinh, rửa sạch bằng nước ấm, lau khô. Hoặc sử dụng khăn lau của trẻ em để làm sạch.
  • Dùng thuốc mỡ không thấm nước như thuốc mỡ vitamin A&D hay sáp dưỡng ẩm bôi lên vùng hậu môn.
  • Ngồi trong bồn nước ấm hoặc tắm ngồi có thể làm giảm cảm giác khó chịu ở hậu môn.
  • Uống thuốc dành cho tiêu chảy được bác sỹ kê đơn.

Khi tình trạng tiêu chảy được cải thiện, cố gắng ăn một lượng ít thức ăn dễ tiêu hóa như cơm, chuối, sốt, sữa chua, khoai tây nghiền, phô mai ít béo và bánh mỳ khô. Bắt đầu ăn bình thường nếu tiêu chảy tiếp tục được cải thiện sau một hoặc hai ngày.

Lưu ý khi bị tiêu chảy

Người chăm sóc có thể làm gì

  • Theo dõi giúp người bệnh uống đủ 3 lít nước mỗi ngày.
  • Theo dõi tình trạng đi ngoài để quyết định khi nào nên gọi bác sỹ.
  • Hỏi ý kiến bác sỹ trước khi cho người bệnh sửa dụng bất cứ loại thuốc chống tiêu chảy mà chưa được kê đơn nào.
  • Kiểm ra xem vùng hậu môn người bệnh có bị đỏ, đóng vảy hay kích ứng không.
  • Không để giường và ghế của người bệnh bị vấy bẩn bằng cách đặt miếng lót có ni lông phía dưới.

Gọi ngay bác sỹ/ điều dưỡng nếu người bệnh

  • Đi ngoài phân lỏng hơn 6 lần một ngày, tình trạng không cải thiện trong hai ngày.
  • Có máu trong hoặc xung quanh hậu môn hoặc trong phân.
  • Giảm hơn 2 cân sau khi bị tiêu chảy
  • Bị đau bụng hoặc chuột rút kéo dài hai ngày hoặc hơn
  • Không đi tiểu trong suốt 13 giờ hoặc hơn.
  • Không uống nước trong suốt 24 giờ hoặc hơn.
  • Sốt cao 38 độ hoặc hơn khi đo bằng nhiệt kế miệng.
  • Chướng bụng
  • Đã bị táo bón trong vài ngày và đang bắt đầu bị tiêu chảy hoặc rỉ ra phân lỏng, có thể là hiện tượng vón phân (táo bón trầm trọng).

Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ:

HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896

HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894

(Theo Phòng khám Gia đình Việt Úc

Đánh giá post

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc.