Cách xử lý vết thương khi bị động vật cắn và cào

Cách Xử Lý Vết Thương Khi Bị Động Vật Cắn Và Cào

 

Xu-ly-vet-thuong-khi-dong-vat-can-va-cao

Nếu quý vị hay con quý vị bị động vật cắn hoặc cào, thì vết thương có thể bị nhiễm trùng. Nên xử lý vết thương ngay và đến nơi trợ giúp y tế càng sớm càng tốt. Ngay cả khi động vật là vật nuôi trong nhà, thì quý vị nên làm theo các bước sau để xử lý vết thương một cách triệt để nhất:

1. Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.

2. Đè chặt phía trên vùng bị thương để cho máu ngừng chảy.

3. Khi máu ngừng chảy, thoa kem kháng sinh như Neosporin lên vết thương.

4. Bao bọc vết cắn hoặc cào bằng băng sạch.

5. Đến nơi trợ giúp y tế ngay trong ngày nếu có thể được.

– Nhiều vết cắn là vết thương có lỗ, có thể bị nhiễm trùng nếu không lau sạch.

– Nếu cần phải may lại thì phải làm trong vòng 12 giờ đầu tiên sau khi bị cắn.

Vết cắn từ người phải được sơ cứu và chăm sóc y tế nhanh chóng cũng như do bị động vật cắn.

Trẻ sẽ được chủng ngừa uốn ván nếu chúng chưa được chích lần nào trong vòng 5 năm qua. Người lớn cần chích ngừa mỗi 10 năm.

Nên theo chỉ dẫn chữa trị của bác sĩ. Mỗi ngày, nên thay băng và theo dõi vết thương cho đến khi vết thương lành lại. Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước và buộc bằng băng sạch cho đến khi vết thương lành lại.

Bác sĩ sẽ báo cáo vết cắn cho ban sức khỏe địa phương. Phải báo cáo trong vòng 24 giờ sau khi bị cắn.

Gọi cho bác sĩ nếu:

• Vết thương bị đỏ, sưng, sờ vào thấy ấm, hoặc đau nhiều.

• Vết thương chảy nước vàng nhiều hoặc có mùi hôi.

• Bị sốt trên 101 độ F hay 38 độ C đo qua miệng.

Quý vị nên làm gì đối với động vật:

• Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu quý vị không biết chủ nhân của động vật cắn trẻ. Động vật có thể bị bệnh dại.

• Nếu động vật đã thuần hóa, nên tìm chủ nhân của chúng. Nên hỏi xem động vật đã chích ngừa bệnh dại, và ngày chích ngừa. Bác sĩ cần
biết điều này để hoạch định chữa trị.

• Khi nào được, thì nhốt động vật vào khu vực có rào chắn cách xa mọi người và động vật khác trong khoảng 10 ngày. Quan sát bất cứ thay
đổi nào của chúng. Không nên nhốt động vật hoang dã và nguy hiểm. Gọi cho cảnh sát hoặc ban kiểm soát động vật.

• Nếu quý vị hay con quý vị bị dơi cắn hoặc trẻ ngủ trong phòng có dơi thì phải đi khám bác sĩ.

Cách an toàn đối với động vật xung quanh

Dạy cho trẻ cách an toàn với động vật xung quanh.

• Đừng bao giờ quấy phá động vật khi chúng đang ăn.

• Không nên kéo tai hoặc đuôi của vật nuôi.

• Nhấc vật nuôi lên từ từ.

• Trẻ nên rửa tay sau khi vuốt ve động vật.

• Không nên cho động vật hoang dã ăn hoặc động vật nào mà trẻ không biết.

• Trẻ nhỏ không nên đưa tay vào thùng chứa hoặc chuồng của động vật.

• Giữ vật nuôi bằng dây buộc.

Nếu có chó đang đe dọa:

Đừng bao giờ gào thét và chạy đi nơi khác.

Đứng im và để tay sát vào sườn của mình. Tránh nhìn thẳng vào mặt chó. Khi chó không còn để ý đến trẻ nữa, từ từ lùi lại cho đến khi khuất mắt nó.

• Nếu chó tấn công, thì đặt áo khoác, túi đựng sách, hoặc bất cứ thứ nào mình có vào giữa mình và chó.

• Nếu té hoặc bị ngã xuống mặt đất, nên cuộn tròn như quả banh với tư thế tay che phủ tai lại và đừng cử động. Cố gắng không gào thét hoặc lăn xung quanh.

• Luôn bỏ đi nếu chó đang gầm gừ hoặc bắt đầu gầm gừ khi mình đến gần. Đừng bao giờ chạy!

HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896

HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội