Cách Chăm Sóc Đôi Chân Khi Bị Tiểu Đường - Phòng khám gia đình Việt Úc

Cách Chăm Sóc Đôi Chân Khi Bị Tiểu Đường

* Cứ 10s trên thế giới lại có một người cắt cụt chi chân vì tiểu đường

* 23–63% những người bị tiểu đường hiếm khi hoặc không bao giờ kiểm tra bàn chân

Đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc bảo vệ bàn chân khỏi các vết thương bên ngoài là điều nhiều người quan tâm và chú ý. Bởi vì, biến chứng do thần kinh cũng như việc khó khăn trong lưu thông có thể khiến quá trình chữa lành các vết loét, vết thương trở lên khó khăn. Hơn thế nữa, việc bàn chân của người bị tiểu đường bị nhiễm trùng từ những vết thương rất nhỏ là việc thường xuyên xảy ra.

Cach-cham-soc-ban-chan-khi-bi-tieu-duong

Cũng do các tổn thương về thần kinh, những người bị tiểu đường không thể nhận ra các  vấn đề ở chân ngay lập tức, vì thể việc phát triển và trở nặng của các vết thương thường không được chú ý đến, đã có rất nhiều trường hợp phải cắt bỏ chân.

Cần làm những gì để tránh biến chứng ở bàn chân?

– Tuân thủ chế độ ăn kiểm soát lượng đường trong máu

– Nên tập thể dục và đi bộ thường xuyên để cải thiện lưu lượng máu.

– Thường xuyên đi khám sức khỏe để biết tình trạng của bản thân.

Cách chăm sóc đôi chân bị tiểu đường

1. Kiểm tra bàn chân hàng ngày.

Rất nhiều bị tiểu đường thường bỏ quên hay không có cảm giác với đôi bàn chân của mình. Vì thế hãy thường xuyên kiểm tra chúng, nắn, sờ nhìn để xem có dấu hiệu nào bất thường đến từ đôi bàn chân của bạn không nhé.

Dùng gương soi để quan sát góc khuất, lưu ý những vết xước, vùng tấy đỏ, sưng, nóng, đau, mụn nước, nứt và chai chân

2. Chăm sóc bàn chân hàng ngày.

– Rửa chân hàng ngày với xà phòng và nước ấm, lau khô, lưu ý phần kẽ chân.

– Có thể sử dụng phấn hoặc kem dưỡng (như Eucerin) nhưng tránh dùng trực tiếp trên vết thương hở hay các kẽ chân.

– Không sử dụng các tấm chườm nóng/ chườm lạnh.

– Không tự ý cắt vào các vết chai sần – cần phải gặp các bác sỹ chuyên khoa

3. Chăm sóc móng chân thường xuyên

Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường có vết thương ở chân là do sự tiếp xúc của 2 bàn chân với nhau khi có móng chân quá dài. Những vết thương nhỏ làm người bệnh không để ý và rất dễ bị nhiễm trùng.

Cắt và dũa móng chân thường xuyên là biện pháp tốt nhất để bạn có thể tự bảo vệ đôi chân của mình. Lưu ý: Luôn cắt móng chân theo chiều ngang.

4. Đi giày và đi tất mọi lúc mọi nơi

– Không được đi chân trần trong bất kỳ hoàn cảnh nào: trên đất, trên sàn nhà, trên cát, dưới nước….

– Luôn chọn giày vừa cỡ với chất liệu mềm, nhẹ. Đi giày thấp để tránh gây áp lực lên các ngón chân

– Không đi dép xỏ ngón vì rất dễ làm các kẽ chân của bạn có thể bị tổn thương.

– Lựa chọn tất với chất liệu mềm, thấm hút mồ hôi.

– Nếu có dị tật ở chân, bạn có thể cần các loại giày dép riêng biệt

– Nếu vùng chân bạn mất cảm giác, kiểm tra kỹ càng phía trong giày dép

5. Không để chân tiếp xúc với không khí quá nóng hoặc quá lạnh.

– Bảo vệ chân bạn khỏi bị cháy nắng

– Không tắm nước nóng

– Không để chân gần máy sưởi

– Không ngâm nước quá lạnh.

**Lưu ý: Nếu bạn là bệnh nhân tiểu đường, hãy luôn có bác sĩ theo dõi tình trạng để đưa ra tư vấn phù hợp cho bạn. Nếu bạn muốn tư vấn bởi bác sĩ của chúng tôi, hãy liên hệ qua số hotline 1800 6896 để được tư vấn miễn phí

Trân trọng!

Bài viết liên quan


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội