độtKhó nuốt là rất phổ biến với người bệnh sau đột quỵ. Nuốt là một chức năng phức tạp đòi hỏi nhiều bộ phận phối hợp với nhau. Nếu một phần não liên quan bị tổn thương do đột quỵ là nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề nuốt, chức năng nuốt có thể bị ảnh hưởng
Đột quỵ cũng có thể khiến việc ăn, uống và nuốt cũng trở nên khó khăn. Nếu cánh tay hoặc bàn tay bị ảnh hưởng, cũng rất khó để cầm muỗng hoặc cốc đúng cách. Điều này có thể ảnh hưởng đến cách bạn nuốt. Nếu cơ mặt hoặc môi bị ảnh hưởng cũng có thể làm rớt thức ăn khỏi miệng.
Nếu khả năng thăng bằng bị ảnh hưởng, bạn khó có thể ngồi thẳng lên, việc này cũng gây khó khăn cho việc nuốt. Nếu bạn gà gật hoặc không thể tập trung, bạn cũng khó nuốt thức ăn đúng cách.
1. Vấn đề nuốt có thể làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi?
Nếu bạn có thể nuốt không đúng cách thì thức ăn và đồ uống có thể xâm nhập vào đường thở và phổi. Đây được gọi là hít sặc. Nếu điều này xảy ra nó có thể dẫn đến nhiễm trùng và viêm phổi, vấn đề có thể rất nghiêm trọng. Vì vậy, bất kỳ thay đổi khả năng nuốt đều cần được phát hiện sớm, để tránh những điều không đáng có.
Dị vật do hít phải không phải lúc nào cũng để ý thấy. Một số người dường như nuốt tốt, nhưng thức ăn hoặc đồ uống vẫn có thể xâm nhập vào phổi. Đây được gọi là hít sặc thầm lặng (silent aspiration). Vì vậy, bạn sẽ cần một chuyên gia được đào tạo bài bản đánh giá xem bạn có đang nuốt an toàn cho bản thân bạn hay không.
2. Dấu hiệu của người bệnh khó nuốt
Mọi người bệnh đột quỵ cần được kiểm tra xem họ có thể nuốt đúng cách hay không. Việc này cần được thực hiện trong những giờ đầu tiên tại viện. Tuy nhiên, vấn đề không phải lúc nào cũng dễ đánh giá và nhận ra, vì vậy vẫn cầnchú ý cẩn thận.
Dưới đây là một số dấu hiệu của khó nuốt:
– Ho hoặc khó thở khi bạn ăn hoặc uống
– Thức ăn ra bằng đường mũi
– Thức ăn hoặc đồ uống lọt vào khí quản
– Cảm thấy thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng
– Không thể giữ thức ăn hoặc đồ uống trong miệng
– Vẫn còn thức ăn hoặc đồ uống trong miệng sau khi nuốt
– Không thể nhai thức ăn đúng cách
– Giọng nói khó nghe hoặc nghe như bị nghẹn
– Mất nhiều thời gian để nuốt hoặc ăn lâu
– Phải nuốt nhiều mới nuốt được hết hoặc hắng giọng
– Bị hụt hơi khi nuốt.
3. Chức năng Nuốt
Vấn đề nuốt có thể trở nên tốt hơn và hầu hết mọi người có thể nuốt đúng cách trong vài tuần đầu tiên. Một số ít người có vấn đề kéo dài hơn. Chỉ có một số rất ít người bệnh gặp vấn đề này lâu dài.
Ngay cả khi bạn sẽ sống chung với nó cả đời, điều đó không có nghĩa là bạn không thể làm những gì mình muốn. Hầu hết người bệnh vẫn có thể hưởng thụ cuộc sống dù hoàn cảnh có thế nào, nhưng sẽ mất chút thời gian để điều chỉnh thói quen sống sao cho phù hợp.
4. Có phương pháp điều trị nào có thể hiệu quả khi gặp vấn đề nuốt?
Đầu tiên và quan trọng nhất là cần đảm bảo bạn có thể nuốt đúng cách và an toàn. Nếu bạn không nuốt đúng cách có thể gây nhiễm trùng hoặc dung nạp không đủ thức ăn hoặc dung dịch vào cơ thể. Chuyên gia trị liệu ngn ngữ hoặc bác sĩ chữa trị có thể đưa ra những điều bạn có thể làm khác nhau.
Bao gồm:
– Thay đổi chế độ ăn uống
– Tập luyện kỹ thuật có thể giúp bạn nuốt an toàn
– Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ có thể giúp bạn ăn hoặc uống dễ dàng hơn.
Cũng như trên, bác sĩ của Việt Úc cũng có thể hướng dẫn tập luyện tăng cường cơ mặt, lưỡi, môi và miệng có thể giúp bạn nuốt tốt hơn.
Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ:
HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896
HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc.