5 Cách Cải Thiện Khả Năng Nuốt Sau Khi Bị Đột Quỵ - Phòng khám gia đình Việt Úc

5 Cách Cải Thiện Khả Năng Nuốt Sau Khi Bị Đột Quỵ

Với nhiều bệnh nhân đột quỵ, khả năng nuốt của họ bị tất nhiều hạn chế. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị khó nuốt khi bị đột quỵ như: khả năng vận động ở tay, do tổn thương não hay cơ mặt và cơ môi bạn không thể điều khiển được.

Tôi có thể làm gì khi bị khó nuốt? Là câu hỏi của rất nhiều người bệnh bị đột quỵ thường hỏi bác sĩ của mình. Vậy làm cách nào để cải thiện khả năng nuốt của bạn? 

Nếu khả năng nuốt của bạn có vấn đề, bạn có rất nhiều cách để cải thiện tình hình này, với bài viết này, Phòng khám gia đình Việt Úc cung cấp cho bạn 5 cách để cải thiện khả năng nuốt sau khi bị đột quỵ.

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Nếu bạn có thể nuốt đúng cách, bạn cần phải thay đổi chế độ ăn uống cho đến khi bạn có thể nuốt một cách an toàn. Với lời khuyên từ một nhà trị liệu ngôn ngữ, bạn có thể cần phải thực hiện một số thay đổi nhất định.

5-cach-cai-thien-chuc-nang-nuot-sau-khi-bi-dot-quy-1@300x-80

a. Uống đồ đặc

Nước và các chất lỏng loãng rất khó kiểm soát khi nuốt. Tuy nhiên, có những loại bột bạn có thể thêm vào để làm đặc hơn và dễ nuốt hơn. Có rất nhiều loại bột khác nhau tùy thuộc vào những gì bạn cần.

b. Ăn thức ăn mềm hoặc xay nhuyễn

Thức ăn đặc cần được nhai để dễ nuốt hơn và giảm nguy cơ hít phải thức ăn. Vì vậy, nếu gặp vấn đề, bạn có thể cần phải ăn thức ăn mềm (như khoai tây nghiền hoặc gạo mềm), mà không cần nhai nhiều. Hoặc bạn ăn thức ăn được xay nhuyễn dễ nuốt và không cần phải nhai

c. Thay đổi nhiệt độ

Đồ ăn và đồ uống nóng có thể khó nuốt vì khó giữ trong miệng. Vì vậy, bác sĩ  của Việt Úc khuyên dùng thức ăn lạnh, hoặc cho phép thức ăn nóng nguội đi trước khi ăn.

d. Thay đổi cách thức và thời điểm ăn

Ăn một lượng nhỏ trong ngày, thay vì ba bữa ăn lớn, nếu bạn thấy khó tập trung hoặc bạn cảm thấy nhanh mệt. Bạn sẽ thấy ăn nhiều phần nhỏ dễ kiểm soát hơn và ăn khi bạn còn cảm thấy đủ sức để ăn.

5-cach-cai-thien-chuc-nang-nuot-sau-khi-bi-dot-quy-2@300x-80

2. Lắng nghe bác sĩ chữa trị hoặc bác sĩ trị liệu

Điều quan trọng nhất mà bạn cần làm là theo lời khuyên hướng dẫn của bác sĩ trị liệu. Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng bạn có thể nuốt một cách an toàn, nhưng bạn cũng không thể chắc chắn.

Không thể ăn những thứ mình thích là điều khó khăn, đặc biệt là khi bạn bị mắc kẹt trong bệnh viện, hoặc nếu bạn cảm thấy chán nản. Tuy nhiên, tránh những thực phẩm khó tiêu hóa, dù thèm tới mức nào cũng sẽ giúp bạn phục hồi.

5-cach-cai-thien-chuc-nang-nuot-sau-khi-bi-dot-quy-3@300x-80

3. Học nuốt đúng cách

Bảng ghi nhớ Nên và Không nên sẽ nhắc nhở bạn.

a. Nên

– Tạo thời gian và không gian để bạn tập trung vào những gì bạn đang làm. Vì vậy, tắt TV hoặc kéo rèm quanh giường

– Ngồi thẳng lưng, cánh tay và bàn tay hướng về phía trước. Nếu bạn đang ngồi trên ghế, hãy giữ bàn chân bằng phẳng trên sàn nhà.

– Từ từ và thư giãn.

– Dùng một lượng nhỏ. Cắt thức ăn thành những miếng nhỏ, và uống từng ngụm nhỏ

– Nuốt hai lần sau mỗi lần ăn, để đảm bảo không còn gì trong miệng.

b. Không nên

– Cố gắng ăn hoặc uống khi cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ.

– Cố gắng ăn hoặc uống khi đang nằm.

– Nói trong khi bạn đang cố nuốt.

– Sử dụng ống hút hoặc cốc có vòi hút trừ khi bác sỹ đánh giá là an toàn cho bạn

– Ăn đồ ăn có kết cấu khác nhau, chẳng hạn như súp, hoặc bánh ngô với sữa.

5-cach-cai-thien-chuc-nang-nuot-sau-khi-bi-dot-quy-4@300x-80

4. Chăm sóc miệng và răng của bạn

Nếu bạn không làm sạch răng và miệng thì vi khuẩn sẽ tích tụ quanh chúng. Việc này có thể dẫn tới nhiễm trùng và viêm đau.

Thậm chí còn quan trọng hơn nếu bạn khó nuốt, vì phần dư thừa của thức ăn và đồ uống dù nhỏ vẫn có khả năng mắc lại vào răng và nướu và trong má, khiến vi khuẩn và mảng bám phát triển. Hơn nữa, tâm lý cảm thấy thoải mái hơn nếu miệng sạch sẽ và hơi thở thơm tho. Đây là lời khuyên dành cho bạn.

– Chăm sóc răng có thể là điều cuối cùng bạn còn nhớ, đặc biệt nếu là giai đoạn đầu sau đột quỵ. Tốt nhất bạn nên đánh răng hoặc làm sạch răng giả sau mỗi bữa ăn, nhưng điều này có thể khó thực hiện. Cố gắng ít nhất hai lần một ngày nếu bạn có thể.

– Nếu bạn gặp vấn đề về nuốt, hãy hỏi điều dưỡng và bác sỹ cách an toàn nhất để làm sạch răng, lưỡi và miệng. Bạn có thể lấy kem đánh răng không tạo bọt khi bạn đánh răng. Hoặc bạn có thể cần sử dụng một loại gel đặc biệt để làm sạch răng.

– Hãy chắc chắn rằng kem đánh răng có hàm lượng fluoride cao và bàn chải khô trước khi đánh. Khi bạn đánh răng xong, hãy nhổ kem đánh răng ra, nhưng đừng súc miệng. Làm như vậy lượng fluoride từ kem đánh răng còn lại trong miệng và bảo vệ răng.

– Nếu đeo răng giả, quan trọng là phải làm sạch miệng và lưỡi cũng như răng giả. Bạn có thể làm điều này với một bàn chải mềm hoặc dùng ngón tay có quấn gạc. Điều dưỡng hoặc người chăm sóc có thể hướng dẫn cho bạn.

– Tránh đồ uống có đường và đồ ăn vặt, vì những thứ này sẽ làm hỏng răng của bạn. Nếu chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn đồ ngọt, hãy làm sạch răng cẩn thận sau khi ăn. Thực phẩm bổ sung cũng có thể làm tăng khả năng bị sâu răng, vì vậy hãy làm sạch răng hoặc súc miệng bằng nước sau khi ăn.

– Giữ ẩm miệng cũng rất quan trọng. Ngay cả khi bạn có thể uống đồ uống, bạn vẫn có thể sử dụng bình xịt nước bọt hoặc gel đặc biệt để ngăn miệng khỏi bị khô. Hỏi thêm bác sỹ chữa trị.

– Sử dụng son dưỡng để ngăn môi bị khô hoặc nứt nẻ.

– Hãy chắc chắn rằng bạn biết cần làm gì trước khi xuất viện và về nhà. Nếu gặp vấn đề với việc nuốt, hãy đảm bảo bạn có thiết bị hoặc sản phẩm giúp giữ vệ sinh răng miệng.

– Khám nha sĩ thường xuyên. Để đảm bảo rằng răng và miệng của bạn khỏe mạnh và cho bạn bất kỳ lời khuyên khi cần. Bạn cũng có thể cần răng giả mới hoặc chỉnh sửa cái cũ sao cho phù hợp. Nếu không thể tự đi khám nha sĩ, hãy hỏi xem họ có thể dịch vụ tại nhà không.

5-cach-cai-thien-chuc-nang-nuot-sau-khi-bi-dot-quy-5@300x-80

5. Các dụng cụ hỗ trợ khả năng nuốt

Nếu nuốt quá khó khăn hoặc nguy hiểm, bác sĩ có thể khuyên bạn nên cho ăn bằng ống. Cho ăn bằng ống có nghĩa là đưa thức ăn lỏng trực tiếp vào hệ thống tiêu hóa của bạn qua một ống thông. Còn được gọi là cho ăn sonde. Có nhiều loại ống cho ăn khác nhau. Hai loại được sử dụng thường xuyên nhất cho NB sau đột quỵ là ống thông mũi dạ dày (NG) và ống nội soi dạ dày qua da (PEG).

Ống thông mũi – dạ dày đi từ mũi vào dạ dày. Dùng tạm thời và được sử dụng dưới bốn tuần. Trong khi đó một ống PEG được đưa vào dạ dày thông qua một lỗ trên da và sử dụng được dài lâu hơn.

Đội ngũ y tế của bạn có thể áp dụng ống sonde mũi dạ dày, và sau đó có thể chuyển sang ống PEG sau đó. Nhưng nếu bạn cảm thấy ống sonde mũi dạ dày không phù hợp, có thể sử dụng ngay ống PEG.

Mỗi phương pháp đều có ưu và khuyết điểm riêng. Bạn cần phải trao đổi cụ thể với đội ngũ y tế và gia đình để đưa ra lựa chọn thích hợp.

Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ:

HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896

HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội