Mỗi một giây qua đi bạn sẽ tiếp nhận thêm một lượng lớn thông tin mà não bộ cần phải hiểu, xử lý và lưu trữ. Đây được gọi là nhận thức. Nếu nhận thức bị ảnh hưởng, rất khó để bạn có thể tập trung và nhớ sự vật sự việc. Cũng rất khó để nhớ cách thực hiện một việc gì đó hay phản ứng như thế nào với một sự việc xảy ra. Đây chính là những gì mà mọi người hay nói tới khi có sa sút về nhận thức. Những vấn đề về nhận thức xảy ra khi có tổn thương trong não bộ. Mỗi một khu vực trong bộ não lại có chức năng riêng. Nếu phần chức năng về tư duy nhận thức bị ảnh hưởng do tai biến sẽ khiến cho khả năng tư duy và nhận thức của bạn cũng thay đổi. Vấn đề về tư duy và hành vi là thường thấy ở người bệnh sau tai biến. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân người bệnh mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới gia đình và các mối quan hệ xung quanh. Sẽ có những thay đổi trong não bộ như:
1. Khả năng điều hành hoạt động hoặc lên kế hoạch và xử lý vấn đề
Cùng với việc tiếp nhận và lưu trữ thông tin, bộ não của chúng ta cũng thực hiện quá trình tư duy. Rất nhiều quá trình xử lý thông tin xảy ra mà chúng ta hầu như không nhận thức được, đó là các quá trình tự động. Và những quá trình này được hiểu như khả năng điều hành hoạt động.
Khả năng điều hành hoạt động không chỉ là lên kế hoạch và giải quyết vấn đề. Nó còn bao gồm sắp xếp có khoa học, ra quyết định, biết khi nào nên làm gì. Quá trình này cũng tham gia và điều khiển các hoạt động chúng ta hay làm và điều chỉnh những suy nghĩ và phản ứng lại một vấn đề nào đó.
2. Dấu hiệu khi gặp vấn đề về tư duy và hành vi
Nếu người bệnh đột quỵ gặp vấn đề về khả năng điều hành hoạt động có thể sẽ không thể:
– Thực hiện một công việc cụ thể. Có thể là việc rất đơn giản như bật tắt TV hay phức tạp hơn như chuẩn bị một bữa ăn
– Biết cách hoàn thành việc gì đó. Bạn có thể không biết thực hiện một việc cần có những bước nào, ví dụ như pha trà hoặc không biết việc nào làm trước việc nào làm sau
– Tự bắt đầu hoặc tự kết thúc việc gì đó. Bạn có thể không nhận ra rằng mình cần làm việc gì đó, như thay quần áo, cho tới khi ai đó nhắc cho bạn, hoặc bạn cần người nhắc nhở từng bước để có thể hoàn thành việc đó
– Tự giải quyết vấn đề. Bạn có thể không biết giải quyết nếu làm sai việc gì đó
– Làm nhiều việc cùng một lúc. Bạn sẽ khó để có thể linh hoạt làm nhiều việc cùng một lúc và không nhớ được đã làm đến đâu.
3. Cần phải làm gì để thay đổi tư duy và hành vi?
a. Thực hành, Thực hành, Thực hành
– Lên kế hoạch và giải quyết vấn đề có thể được cải thiện, tuy nhiên cần phải thực hành và tập luyện rất nhiều. Bác sỹ chuyên khoa có thể đưa ra lời khuyên việc nào cần tập trung thực hành trước, và với từng người bệnh đều có những yêu cầu khác nhau.
– Khi bạn dần làm tốt hơn, ví dụ như làm bánh sandwich, bạn có thể chọn việc phức tạp hơn, như chuẩn bị một bữa ăn.
b. Tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình
– Mặc quần áo theo thứ tự và lặp đi lặp lại hàng ngày sẽ giúp bạn dễ nhớ các bước cần làm và dễ dàng nhận ra mình đang thiếu bước nào đó.
– Xây dựng lịch trình theo tuần. Nếu thứ 3 là ngày giặt đồ và ngày thứ 4 là để đi mua sắm sẽ giúp bạn dễ nhớ việc hơn.
– Lịch trình theo ngày cũng rất hiệu quả. Đặc biệt khi bạn cảm thấy không có động lực làm gì cả, nhất là khi sau cơn đột quỵ.
c. Sử dụng các công cụ nhắc việc
– Viết ra chỉ dẫn hoặc bảng kiểm để theo sát
– Dùng giấy note vàng dán quanh nhà để nhắc việc, như đánh răng
– Dùng các giấy nhờ màu khác nhau để dán lên lò vi sóng hay điều khiển để biết nút nào làm gì .
– Không phải lúc nào cũng cần phải viết – sử dụng hình ảnh hoặc thu âm. Nhiều người viết thành bài hát hay cụm từ viết tắt để dễ nhớ.
d. Nói ra với người khác
– Có thể nói ra với người khác, vì khi nói bạn cũng đã cần nghĩ và sắp xếp trước sau trong đầu
– Nghĩ xem nếu có làm gì sai ở bước nào thì cần sửa chữa như thế nào.
Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ:
HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896
HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc.