Thường thấy ở người bệnh tai biến là cảm giác suy sụp hoặc buồn rầu sau tai biến. Nếu cảm giác buồn rầu và vô vọng không dần thuyên giảm dễ dẫn tới trầm cảm sau khi bị đột quỵ. Có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng, có người sẽ thấy qua đi nhưng rồi lại có cảm giác đó. Khoảng 1/3 người bệnh tai biến sẽ trải qua cảm giác này trong năm đầu tiên, có thể không xuất hiện ngay mà bất kỳ khoảng thời gian nào đó.
Cảm giác này có thể trở đi trở lại, vì vậy cần lưu ý và hỗ trợ người bệnh khi cần.
1. Dấu hiệu của trầm cảm sau khi bị đột quỵ
Ở mỗi người bệnh thì dấu hiệu trầm cảm lại khác nhau. Những dấu hiệu thường thấy có thể là:
– Cảm thấy buồn hoặc suy sụp
– Cảm thấy vô dụng, vô vọng và là gánh nặng của gia đình
– Cảm thấy vô vọng và giữ khoảng cách
– Luôn bất an, lo lắng
– Mất tự tin
– Không còn thích thú những sở thích trước đây
– Không có năng lượng hay động lực để làm gì cả
– Không ra ngoài hay tránh mặt người khác
– Khó tập trung hoặc ra quyết định
– Khó ngủ hoặc ngủ li bì
– Mất khẩu vị hoặc ăn quá nhiều
– Mất ham muốn tình dục
Trầm cảm nặng sẽ là vấn đề rất nghiêm trọng. Nó có thể khiến người bệnh chán sống và có thể nghĩ đến tự làm hại bản thân hoặc tự tử. Nếu người bệnh có cảm giác trên, cần nói chuyện với bác sỹ chuyên khoa.
2. Tình trạng trầm cảm sau khi bị đột quỵ có thể được cải thiện?
Những vấn đề về mặt nhận thức tư duy tồi tệ nhất trong những tháng đầu sau tai biến, nhưng dần dần sẽ tốt lên, có thể trong 3 tháng đầu khi não bộ dần trở lại trạng thái hoạt động và hồi phục. Sau đó, người bệnh vẫn có cơ hội hồi phục nhưng sẽ chậm hơn. Sau sáu tháng, khả năng phục hồi sẽ chậm dần.
Mặc dù không thể hoàn toàn hồi phục, nhưng cũng không tệ hơn và người bệnh dần quen sống chung với nó.
Gặp vấn đề về tư duy nhận thức không có nghĩa người bệnh có sa sút trí tuệ. Nhiều người lo lắng và sợ tình trạng sẽ ngày một xấu đi, nhưng nếu nguyên nhân do tai biến thì có thể tiến triển tốt lên.
3. Chúng ta có thể làm gì khi bệnh nhân bị trầm cảm sau khi bị đột quỵ
a, Không nên quá nghiêm khắc với bản thân
Người bệnh đương nhiên không muốn bị ảnh hưởng về tư duy nhận thức do tai biến. Tai biến sẽ ảnh hưởng nên não bộ vì vậy nó cần thời gian để hồi phục.
Người bệnh cần biết kiên nhẫn với bản thân mình. Có thể người bệnh cảm thấy mình thật ngu ngốc nhưng thực tế không phải vậy. Để bản thân có thời gian để làm quen và đừng đặt quá nhiều mong muốn?
b, Chăm chỉ tập luyện
Luôn giữ cho bản thân hoạt động hàng ngày giúp cải thiện vấn đề về tư duy và về tinh thần. Nếu có thể, hãy thử tập aerobic, hoặc có thể bơi, chạy hoặc làm vườn.
c, Nghỉ ngơi đầy đủ
Người bệnh sẽ rất nhanh cảm thấy mệt, vì vậy sẽ khó tập trung và tăng trí nhớ. Lên kế hoạch phù hợp để có quãng nghỉ. Người bệnh sẽ không thể ép mình theo nhịp độ của bản thân trước khi bị tai biến. Nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc.
d, Kể với mọi người về việc đang xảy ra
Vấn đề trong tư duy chả là gì để mà xấu hổ, vì vậy cứ thẳng thắn trao đổi với mọi người. Đôi khi người bệnh không biết làm gì, vì vậy cần người hỗ trợ (như giải thích, hay chép ra giấy…) để người bệnh dễ dàng thực hiện. Việc này cũng ít gây áp lực cho người bệnh nếu họ quên đã từng nói gì hay bị phân tán tập trung.
Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ:
HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896
HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc.