4 Cách Cải Thiện Khả Năng Tập Trung Sau Khi Bị Đột Quỵ - Phòng khám gia đình Việt Úc

4 Cách Cải Thiện Khả Năng Tập Trung Sau Khi Bị Đột Quỵ

Khi tập trung, não bộ thu thập rất nhiều thông tin. Người bệnh bị đột quỵ sẽ ảnh hưởng tới quá khả năng tập trung này. Vì vậy ảnh hưởng tới sự tập trung là vấn đề thường thấy trong những thời gian đầu sau tai biến.

Vấn đề về khả năng tập trung ảnh hưởng khác nhau trên những người bệnh khác nhau. Nếu không thể tập trung, sẽ rất khó để nhớ và biết cách phản ứng lại một việc gì đó.

Những tình trạng khác như mệt mỏi, đau đớn, ảnh hưởng tâm lý như trầm cảm chẳng hạn, cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tập trung.

5-cach-cai-thien-kha-nang-tap-trung-sau-khi-bi-dot-quy

1. Dấu hiệu của mất khả năng tập trung

Mất khả năng tập trung có thể biểu hiện như:

– Bị phân tán và khó nói chuyện với người khác khi ở phòng ồn ào

– Tập trung vào một việc duy nhất như đọc sách hay xem TV

– Chuyển từ việc này sang việc khác thì dễ dàng, nhưng nếu bị phân tán, bạn sẽ rất khó nhớ được đã làm đến đâu ở việc trước đó.

– Làm nhiều việc cùng lúc nên không thể nói chuyện với người khác mà cùng lúc lại pha trà mời họ

– Xử lý thông tin/ vấn đề chậm, nên khó bắt kịp câu chuyện nếu nói nhanh hoặc mất thời gian để phản xạ hoặc làm công việc thường hay làm

2. Cần phải làm gì để cải thiện khả năng tập trung?

a.      Mỗi lúc chỉ làm một việc

– Nếu chuẩn bị đồ ăn, hãy để điện thoại sang một bên. Cho dù là nói chuyện với ai đó lúc đó cũng sẽ khó khăn cho bạn. Hoàn thành một công việc trước khi chuyển sang việc khác.

– Nếu ai đó đang giải thích hay đưa thông tin cho bạn, yêu cầu họ nói đơn giản. Có thể ghi chép lại nếu cần.

b.      Loại bỏ các yếu tố gây nhiễu

– Nếu cần tập trung, hãy bỏ các yếu tố gây nhiễu. Tắt TV, hoặc ngồi trong phòng yên tĩnh hoặc yêu cầu người nhà tránh làm phiền bạn.

– Bỏ những vật chắn tầm mắt, để tầm nhìn được rõ ràng hơn. Nếu có kệ để trà, cốc, đường sắp xếp ngăn nắp trong nhà bếp, có thể bạn sẽ dễ pha được cốc trà hơn.

c.       Làm mọi thứ trở nên đơn giản hơn

– Lên danh sách việc cần làm cho ngày hôm sau, và đánh dấu việc gì quan trọng nhất. Vì nếu bạn cảm thấy một ngày tồi tệ đi chăng nữa vẫn có danh sách gợi nhớ việc cần làm trong ngày.

– Khi nói chuyện, hãy dùng từ ngữ của chính mình để nhắc lại những gì họ đã nói. Việc này giúp bạn dễ nhớ và hiểu câu chuyện hơn.

d.      Biết ranh giới của bản thân

– Hãy nhớ bạn khó có thể tập trung lâu. Vì vậy các công việc nên chỉ khoảng nửa tiếng hoặc lâu tới mức nào mà bạn có thể tập trung. Nếu những việc cần nhiều thời gian hơn, hãy nghỉ giải lao và tiếp tục. Nghỉ ngơi giúp bạn tập trung tốt hơn.

– Nếu bạn biết mình sẽ cần tập trung trong một khoảng thời gian nào đó (ví dụ có cuộc hẹn hoặc khách tới thăm nhà) hãy lưu ý nghỉ ngơi trước khi khách tới

– Nếu không thể xem hết một chương trình TV, hãy chọn lọc nội dung bạn muốn. Tin tức, thể thao hoặc chương trình ẩm thực sẽ dễ theo dõi hơn các bộ phim dài tập.

Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ:

HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896

HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894

Bài viết liên quan


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội