10 Bệnh Thường Gặp Nhất Ở Trẻ Vào Mùa Đông

[Ngày 13 tháng 11 năm 2015]

Con bạn có thể sẽ mắc phải loại bệnh nào đó vào mùa thu đông này, vì thế hãy luôn sẵn sàng để đối phó. Tìm hiểu 10 bệnh thường gặp nhất ở trẻ và những lời khuyên giúp trẻ hồi phục nhanh hơn. Hiểu rõ những triệu chứng thông thường, khi nào thì trẻ cần gặp bác sỹ sẽ giúp bạn kiểm soát ở các loại bệnh theo mùa ở trẻ dễ dàng hơn.

SPASS!

“Tháng 12 này con trai tôi, Bi sẽ tròn 1 tuổi. Cháu liên tục bị sốt, cảm lạnh (dẫn đến viêm tai), phát ban và nhiễm khuẩn dạ dày. Chưa kịp khỏi bệnh này cháu đã dính bệnh khác. Dường như các loại vi khuẩn và vi rút luôn chờ chực để tấn công vào cháu”.

Theo bác sỹ Thành, bác sỹ tại Phòng khám Gia đình Việt Úc, điều này có nghĩa là “Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ chưa chống chọi được với nhiều loại nhiễm trùng, vì vậy cháu dễ nhiễm bệnh hơn so với những trẻ lớn hơn và người lớn, vốn có hệ thống miễn dịch hoàn thiện hơn”. Thật không có lợi chút nào khi trẻ mới chập chững biết đi và trẻ mẫu giáo có xu hướng chạm vào tất cả mọi thứ, có thói quen mút tay và luôn tiếp xúc gần với nhau.

Chính vì vậy, về cơ bản cuộc chiến này chẳng hề nghiêng về phía bạn chút nào. Tuy thế, càng có nhiều kiến thức, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn để xác định triệu chứng bệnh của trẻ và giúp bé hồi phục sớm nhất có thể. Hãy theo sát hướng dẫn của chúng tôi về một số căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và cách đối phó với chúng.

Cảm thông thường

Có thể bị nhiều lần trong mùa.

Có thể bạn đã biết mẹo này: Trị sốt nhẹ, ngạt mũi, ho và đau họng bằng cách uống thật nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu thấy bé có vẻ khó chịu, ibuprofen và acetaminophen có thể giúp bé hạ sốt (nhớ theo đúng hướng dẫn và hỏi ý kiến bác sỹ nếu con bạn dưới 6 tháng tuổi). Đừng cho bé uống thuốc ho và cảm. Theo bác sỹ Thủy, trưởng Phòng khám Gia đình Việt Úc, thuốc ho và chống cảm cúm thực sự không tốt, dễ bị nhầm lẫn về liều lượng dẫn đến quá liều. Bạn có thể sử dụng nước muối dạng nhỏ hoặc xịt và dụng cụ hút sạch dịch nhầy ở mũi. Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm cũng rất tốt, miễn là máy được vệ sinh thường xuyên để ngăn ngừa ẩm mốc. Hầu hết các bé tự khỏi cảm lạnh trong vòng năm đến bảy ngày.

Bệnh nhiễm trùng do vi rút hợp bào hô hấp (RSV)

Dễ gặp phải ở trẻ dưới 2 tuổi.

Vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gây ảnh hưởng đến phổi. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng thường không đáng kể và gần giống với cảm cúm thông thường. Tuy nhiên đối với bé bị sinh thiếu tháng hoặc trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, bị bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh phổi mãn tính, bệnh RSV có thể nhanh chóng trở thành nghiêm trọng, hoặc gây ra viêm phế quản (một loại nhiễm trùng đường hô hấp trong phổi) hoặc viêm phổi. Hãy gọi ngay bác sỹ nếu con bạn có triệu chứng thở khò khè, thở nhanh, khó thở, không chịu uống bất cứ thứ gì, lờ đờ hay bắt đầu thấy có vết xanh trên môi và miệng.

Sốt phát ban

Tin tốt là bệnh này thường xảy ra ở trẻ lớn hơn 2 tuổi, thường ở độ tuổi mẫu giáo.

Triệu chứng bệnh sốt phát ban thường không rõ ràng, thậm chí bạn còn không nhận ra bé đang bệnh. Tuy nhiên, một số trẻ có thể xuất hiện triệu chứng sốt cao, ngạt mũi, ho và sau đó các vết phát ban bắt đầu xuất hiện trên ngực và lây lan. Mặc dù sốt phát ban thường diễn ra trong vòng một tuần, hãy liên hệ với bác sỹ nếu cơn sốt của bé kéo dài hơn ba ngày. Trong lúc này, hãy cho bé uống ibuprofen để giảm sự khó chịu và cho bé ở nhà cho đến khi các vết phát ban biến mất hoàn toàn.

Viêm dạ dày – ruột

Nguy hiểm hơn nhiều so với đau bụng thông thường.

Viêm dạ dày – ruột còn được biết đến như là nhiễm khuẩn dạ dày, gây nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Rất nhiều loại vi rút, bao gồm siêu vi rút Noro, thường xuất hiện ở các nhà trẻ có thể gây viêm dạ dày- ruột. Hầu hết vi rút dạ dày tự biến mất trong vòng vài ngày đến một tuần, chỉ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đảm bảo trẻ uống đủ nước để tránh bị mất nước. Bác sỹ Thành cho rằng: “Sai lầm lớn nhất mà hầu hết các bậc cha mẹ mắc phải đó là cho trẻ uống quá nhiều nước một lần, trong khi trẻ đang bị ốm khó có khả năng giữ lại lượng nước này”. Hãy chỉ bắt đầu bằng một muỗng canh dung dịch điện giải, cách 15 phút cho trẻ uống một lần và từ từ tăng lượng dung dịch. Nếu trẻ thích nước ép hoa quả, hãy giảm lượng dung dịch xuống còn một nửa vì các đồ uống này chứa nhiều đường và có thể khiến chứng tiêu chảy thêm trầm trọng. Khi bé muốn ăn, hãy cho bé một ít súp hoặc cháo. Nếu không thích ăn những món này, hãy từ từ cho trẻ ăn bữa ăn bình thường. Bạn cũng có thể cho trẻ ăn Sữa chua, có chứa nhiều men vi sinh (thúc đẩy hoạt động đường ruột) và ít đường.

Bệnh tay, chân, miệng

Dấu hiệu: lở loét, đau ở miệng và họng

Vi rút Coxsackie xuất hiện chủ yếu vào mùa hè và mùa thu, rất dễ lây nhiễm từ trẻ này sang trẻ khác thông qua va chạm, ho, hắt hơi và phân. Vết lở loét thường đi kèm với vết rộp đỏ trên tay và bàn chân, kéo dài từ bảy đến mười ngày. Nếu con bạn cảm thấy nhức mỏi, hãy cho bé dùng ibuprofen hoặc acetaminophen. Làm dịu cơn đau họng bằng kem hoặc nước đá lạnh, tuy nhiên hãy tránh các loại nước ép có tính axit có thể khiến cơn đau nặng hơn. Bạn cũng nên theo dõi xem trẻ có bị mất nước không, vì đau họng có thể khiến trẻ khó chịu và ngại uống nước.

Ban đỏ nhiễm khuẩn

Còn được biết đến với cái tên “bệnh đỏ má”

Trẻ từ 3 tuổi trở xuống rất dễ bị ban đỏ nhiễm khuẩn, vốn gây ra các vết ban đỏ màu nhạt ở trên má. Có thể con bạn không có bất kỳ triệu chứng bệnh nào khác ngoài sốt nhẹ, sổ mũi và các vết đỏ trên cơ thể. Bệnh ban đỏ rất dễ lây lan ở các nhà trẻ và trường mầm non. Khi vết ban bắt đầu xuất hiện, con bạn sẽ không còn bị nhiễm khuẩn và triệu chứng sẽ tự giảm dần. Một tỉ lệ nhỏ trẻ em mắc bệnh này sẽ bị đau khớp (hãy báo bác sỹ ngay nếu tình trạng này xuất hiện). Nếu con bạn bị ban đỏ khi bạn đang mang thai, hãy gọi bác sỹ sản khoa bởi vì vi rút bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nếu lây phải.

Viêm họng do liên cầu khuẩn

Hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.

Trẻ nhỏ rất dễ bị lây nếu anh chị em trong nhà mắc bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn. Mặc dù vi khuẩn dạng cầu lây nhiễm chủ yếu qua đường ho và hắt hơi, con bạn có thể bị nhiễm bệnh nếu chạm vào đồ chơi mà trẻ bị nhiễm khuẩn đã sử dụng trước đó. Triệu chứng điển hình của bệnh là đau họng, có thể đau đến mức cảm thấy khó khăn khi nuốt hay thậm chí cả lúc nói chuyện. Trẻ có thể bị sốt, sưng hạch bạch huyết hoặc đau bụng. Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị viêm họng do liên cầu khuẩn, hãy đưa ngay trẻ đến bác sỹ. Trẻ có thể được làm xét nghiệm nhanh và cấy phết họng (mất khoảng 48 giờ). Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, có thể cho trẻ dùng kháng sinh để bé cảm thấy dễ chịu hơn, tuy nhiên để tránh vi khuẩn phát tán, đừng để bé ra ngoài trong vòng 24 giờ sau khi uống thuốc

Cúm

Hãy cho trẻ tiêm vắc xin phòng cúm sớm – khoảng hai tuần để bé khỏi bệnh hoàn toàn.

Bệnh cúm có thể đến rất nhanh chóng với triệu chứng rõ rệt: sốt trên 39 độ, đau nhức cơ thể và ớn lạnh, đau đầu, họng, ho, thỉnh thoảng có thể bị nôn và tiêu chảy. Đây là căn bệnh vào mùa đông thường kéo dài hơn một tuần và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, bao gồm cả viêm phổi. Rất may là bạn có thể giảm nguy cơ cúm ở trẻ bằng việc tiêm vắc xin định kỳ, có thể là một mũi đối với trẻ em trên hai tuổi. Vắc xin này không thể phòng bệnh hoàn toàn (do các chủng vi rút có thể biến đổi qua các năm) nhưng nếu đã tiêm phòng mà trẻ vẫn bị cúm, triệu chứng sẽ được giảm nhẹ hơn rất nhiều. Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị cúm, hãy đưa bé đến bác sỹ nhi. Bác sỹ có thể khuyên dùng kháng sinh Tamiflu để giúp bé hồi phục nhanh hơn.

Đau mắt đỏ

Hãy cẩn thận: Bệnh có thể lây lan rất nhanh giữa các thành viên trong gia đình.

Đây là chứng viêm các mô phía dưới mi mắt (còn gọi là viêm kết mạc) gây mẩn đỏ, chảy dịch vàng, nhìn không rõ và dặm mắt. Đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ thường gây ra do nhiễm khuẩn và cần được điều trị bằng kháng sinh dạng dung dịch nhỏ (Chú ý: Đau mắt đỏ cũng có thể do vi rút gây ra, vốn không cần dùng đến kháng sinh,do dị ứng hoặc vật thể lạ trong không khí, có thể chữa bằng thuốc nhỏ mắt dị ứng). Không nên cho trẻ đến lớp cho đến khi được điều trị trong ít nhất 24 giờ. Nhắc trẻ rửa tay đều đặn, tránh chạm vào mắt và không dùng chung khăn tay, chăn, gối để tránh lây nhiễm sang các thành viên khác trong gia đình.

Nhiễm giun kim

Gặp bác sỹ nếu phát hiện bé hay gãi vùng hậu môn

Sự phổ biến của các ký sinh trùng nhỏ bé này thường bắt nguồn từ việc vệ sinh không tốt. Khi trẻ bị nhiễm giun kim, gãi vùng hậu môn và không rửa sạch tay, ký sinh trùng sẽ dễ dàng chuyển qua các trẻ khác (khi các bé đưa tay vào miệng). Trứng giun sẽ di chuyển xuống hệ thống tiêu hóa, sinh sôi nảy nở xung quanh khu vực hậu môn. Bác sỹ sẽ áp một loại giấy đặc biệt ở hậu môn để xét nghiệm tìm giun và trứng. Để loại bỏ giun chỉ cần một đến hai liều thuốc do bác sỹ kê, tuy nhiên bạn cần làm sạch khăn và chăn gối của bé bằng nước sôi nóng.

Khi nào cần gọi bác sỹ

Hầu hết các bệnh ở trẻ nhỏ có thể tự khỏi mà không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, có một vài triệu chứng cần đến tư vấn của bác sỹ. Đó là:

Mất nước. Mắt bé bị trũng xuống (nếu là trẻ sơ sinh thóp trên đỉnh đầu bị lõm) hoặc trông lờ đờ, miệng dính hoặc nhớt khi chạm vào. Bạn cũng hết sức cẩn thận nếu bé đi tiểu ít hơn ba đến bốn lần một ngày.

Sốt cao. Sốt cao bất kỳ nhiệt độ nào ở trẻ sơ sinh đều có thể gọi bác sỹ. Cụ thể sốt trên 38 độ đối với trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi và trên 39 độ đối với trẻ lớn hơn.

Khó thở. Gọi bác sỹ ngay nếu con bạn thở khò khè, thở gấp hoặc nhận thấy bé ngưng lại lâu giữa mỗi lần thở.

Chán ăn. Trẻ bị ốm ít có cảm hứng ăn uống hơn là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu con bạn ăn hay uống ít hơn một nửa so với thông thường trong 2 ngày hoặc lâu hơn, hãy đưa bé đến bác sỹ.

Các bệnh đã xuất hiện từ trước. Nếu con bạn được chẩn đoán bị hen suyễn, tiểu đường, hiện tượng ức chế hệ miễn dịch hoặc các bệnh mãn tính khác, hãy trao đổi với bác sỹ bất cứ lúc nào vi rút đe dọa sức khỏe của bé.

Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ:

HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896

HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894

Theo PHÒNG KHÁM GIA ĐÌNH VIỆT ÚC 

Đánh giá post

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc.