Bệnh tay chân miệng ở trẻ em, nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là một căn bệnh thường gặp vào mùa hè khi nắng nóng bắt đầu xuất hiện trên diện rộng. Dịch bệnh này nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và thậm chí là tử vong. Vì vậy, ngay bây giờ hãy cùng Phòng khám gia đình Việt Úc tìm hiểu những thông tin quan trọng về bệnh này để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em nhé!

Thế nào là bệnh chân tay miệng?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người và có thể phát triển thành dịch bệnh. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do tác động của siêu vi trùng đường ruột thuộc 2 nhóm Coxsackievirus A16Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Đối tượng nhiễm bệnh chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi.

nguyên nhân bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71)

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em lây chủ yếu qua đường tiêu hoá từ nước bọt, các vết phỏng nước và cả phân của trẻ bị nhiễm bệnh. Do đó, các hoạt động sinh hoạt tập thể như khi trẻ đi học tại mẫu giáo, nhà trẻ, khu vui chơi,… đều là những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ lây truyền bệnh và thậm chí là dễ bùng phát thành các ổ dịch.

Dịch bệnh tay chân miệng có thể xảy ra quanh năm. Tuy nhiên, bệnh thường có xu hướng tăng cao vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Những trường hợp bị biến chứng nặng thường là do tác động của virus EV71. Các biến chứng có thể kể đến như:

  • Biến chứng về não bộ: Người bệnh nếu không điều trị kịp thời có nguy cơ bị viêm thân não, viêm não, viêm màng não,… Người bệnh thường bị giật mình, bứt rứt, đi loạng choạng, ngủ gà ngủ gật, mắt nhìn ngược, rung giật nhãn cầu, co giật, hôn mê,…
  • Biến chứng tim mạch, hô hấp: Bệnh tay chân miệng còn có thể kéo theo nhiều bệnh khác như viêm cơ tim, suy tim, tăng huyết áp, phù phổi cấp, trụy mạch,… có thể tử vong nhanh chóng nếu như không được điều trị kịp thời.
Trẻ em bị bệnh tay chân miêgnj
Trẻ em bị bệnh tay chân miệng

Những biểu hiện chính của bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Các phụ huynh có thể nhận biết biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở con nhỏ nếu phát hiện các triệu chứng trong từng giai đoạn tiến triển của bệnh như sau:

1. Mệt mỏi và sốt nhẹ

Thời gian ủ bệnh ở trẻ nhỏ khi bị tay chân miệng thường từ 3 đến 6 ngày. Sau đó, bệnh sẽ bắt đầu khởi phát trong khoảng 1 – 2 ngày. Ở giai đoạn này, trẻ thường sẽ bị mệt mỏi và sốt nhẹ thoáng qua, hoặc đôi khi là sốt cao lên đến 39 – 40 độ C. Bên cạnh đó, trẻ cũng bị đau họng, chảy nước bọt liên lục, bắt đầu biến ăn và bỏ ăn. Ngoài ra, trẻ bị bệnh trong thời gian này cũng trở nên khó ngủ, quấy khóc và bị giật mình nhiều một cách bất thường.

2. Xuất hiện các vết loét đỏ

Ở giai đoạn toàn phát trong khoảng 3 đến 10 ngày tiếp theo, các triệu chứng điển hình của bệnh cũng xuất hiện rõ ràng hơn. Bệnh chân tay miệng ở trẻ em lúc này sẽ dễ nhận biết hơn khi xuất hiện các vết loét đỏ và phỏng nước đường kính 2 – 3 mm ở vùng niêm mạc miệng, lợi, lưỡi,… Trẻ bị đau miệng khó chịu nên thường sẽ quấy khóc và bỏ ăn. 

dấu hiệu bị tay chân miệng
Dấu hiệu bênh tay chân miệng ở trẻ em

3. Sang thương ở da

Tiếp đó, trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông của trẻ bị bệnh cũng xuất hiện vết phỏng nước có hình bầu dục với đường kính khoảng 2 – 10 mm. Các vết này có thể nổi cộm hoặc đôi khi chỉ xuất hiện mờ nhạt trên da như vết hồng ban. Nó thường không gây đau nhức nhưng khi các vết phỏng nước này khô đi sẽ để lại các vết thâm đậm màu trên da.

4. Giai đoạn lành bệnh

Giai đoạn lui bệnh thường sẽ kéo dài trong 3 – 5 ngày sau. Lúc này, các triệu chứng của bệnh chân tay miệng ở trẻ em sẽ dần biến mất và trẻ cũng dần hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng xảy ra. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng để có thể chẩn đoán chính xác bệnh, trẻ cần được xét nghiệm RT- PCR hoặc phân lập virus để chẩn đoán và xác định nguyên nhân chính xác.

Các biện pháp để điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Thực tế hiện nay chưa có thuốc đặc trị để tiêu diệt virus gây bệnh chân tay miệng ở trẻ em. Các biện pháp điều trị hiện tại chủ yếu chỉ dựa vào việc chăm sóc bệnh nhân đúng cách. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần phải đưa trẻ đến khám tại các đơn vị chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mua ngoài.

Thuốc được kê cho bệnh tay chân miệng ở trẻ thường nhằm mục đích giảm đau, hạ sốt và bù nước cho trẻ nếu sốt cao. Bên cạnh đó, trẻ cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng với các thức ăn lỏng và dễ tiêu hoá.

điều trị tay chân miệng cho trẻ em
Cần hạ sốt cho trẻ khi mắc tay chân miệng

Ngoài ra, các vết thương ở miệng cần được vệ sinh thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn. Những thương tổn ngoài da do bệnh chân tay miệng ở trẻ em gây ra cần bôi dung dịch sát khuẩn để tránh bị bội nhiễm. Nếu phát hiện trẻ có biến chứng viêm não, viêm cơ tim, viêm phổi,… phải nhập viện ngay để có biện pháp điều trị tích cực.

Đối với các trường hợp mắc bệnh nhẹ ở mức độ I thì có thể tự điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Hoặc nếu muốn chăm sóc cho trẻ tốt hơn ngay tại nhà, bạn có thể tham khảo các loại hình dịch vụ bác sĩ gia đình khám và điều trị bệnh ngay tại nhà của Phòng khám gia đình Việt Úc. Dịch vụ của chúng tôi hỗ trợ xét nghiệm để phát hiện và điều trị lâm sàng cho trẻ nhỏ bị tay chân miệng ở thể nhẹ và có thể tiến hành điều trị tại nhà. 

Những sai lầm thường thấy khi điều trị bệnh tay chân miệng

Tuy việc chăm sóc và điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em không quá phức tạp nhưng có không ít bậc phụ huynh mắc phải nhiều sai lầm nghiêm trọng khi tự mình thực hiện. Cụ thể, những sai sót phổ biến khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà bao gồm:

Vệ sinh miệng cho trẻ bị tay chân miệng sai cách

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em thường gây ra các vết loét trên miệng nên việc vệ sinh đúng cách là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại đang thực hiện chăm sóc sai cách cho trẻ khiến cho các vết này trở nên nghiêm trọng hơn.

vệ sinh tay chân miệng cho trẻ
Cần vệ sinh tay chân miệng cho trẻ đúng cách

Cụ thể, người nhà tuyệt đối không nên dùng khăn sữa, bông gạc để thấm nước muối và vệ sinh răng miệng cho trẻ vì nó có thể làm vỡ các vết loét và làm tăng nguy cơ phát sinh nấm. Thay vào đó, bạn chỉ cần dùng nước muối sinh lý để súc miệng cho trẻ sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.

Ủ ấm quá mức khi trẻ bị tay chân miệng

Nhiều phụ huynh thường có xu hướng ủ ấm cho trẻ quá mức cần thiết với hi vọng trẻ sẽ toát mồ hôi và hạ nhiệt. Nhưng trên thực tế đây là việc làm cực kỳ sai lầm. Nó không những không giúp trẻ hạ sốt, giảm bệnh mà còn khiến cho tình trạng tay chân miệng ở trẻ em có diễn biến xấu đi, thậm chí kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vào lúc này, thay vì ủ ấm quá mức thì các mẹ nên cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát để con dễ chịu hơn.

Lạm dụng truyền nước

Một sai lầm tiếp theo mà nhiều người thường mắc phải khi tự chăm sóc và điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em ngay tại nhà đó chính là lạm dụng việc truyền nước quá mức. Một số phụ huynh thường nghĩ rằng truyền nước nhiều thì trẻ sẽ nhanh hồi phục hơn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế thì biện pháp này chỉ nên áp dụng khi trẻ bị mất nước nặng do nôn mửa, sốt cao, tiêu chảy và phải có chỉ định của bác sĩ.

truyền nước tay chân miệng
Không nên lạm dụng truyền nước cho trẻ bị tay chân miệng

Trong trường hợp trẻ chỉ bị sốt nhẹ và được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà, bạn chỉ nên bổ sung cho trẻ thêm nhiều nước và các loại trái cây. Đặc biệt là những loại trái cây giàu vitamin C để trẻ tăng cường sức đề kháng.

Lạm dụng sử dụng thuốc

Khi phát hiện trẻ bị bệnh tay chân miệng, bạn cũng không nên vì quá lo lắng và nôn nóng trong việc điều trị mà lạm dụng việc dùng các loại thuốc kháng sinh. Bởi vì điều này không chỉ gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ trẻ bị kháng thuốc và gây ra nhiều khó khăn cho việc điều trị say này. Kể cả đối với việc sử dụng thuốc hạ sốt và vitamin cũng vậy, mọi loại thuốc dùng cho trẻ đều cần phải có sự chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.

Kiêng khem quá mức

Đối với các ca bệnh chân tay miệng ở trẻ em thì các bậc phụ huynh cần lưu ý là tuyệt đối không nên kiêng tắm cho con. Thay vào đó, hãy tắm mỗi ngày bằng nước ấm để làm sạch cơ thể, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và loại bỏ các mầm bệnh trên da tốt hơn.

điều trị tay chân miệng tại nhà
Khi trẻ bị tay chân miệng không nên kiêng khem quá mức

Kết luận

Bệnh tay chân miệng trẻ em không khó điều trị nhưng cần kiên nhẫn trong lộ trình điều trị. Hi vọng với những chia sẻ trên bạn đã tránh được các sai lầm để chăm sóc bé đúng cách, góp phần giúp bé mau chóng hồi phục sức khỏe.

Hiện nay, Phòng khám gia đình Việt Úc đang cung cấp các gói dịch vụ bác sĩ gia đình khám bệnh tại nhà. Theo đó, dịch vụ của chúng tôi có thể hỗ trợ phát hiện và điều trị lâm sàng bệnh chân tay miệng ở trẻ em ở thể nhẹ và có thể điều trị tại nhà. Nếu quý khách muốn tham khảo dịch vụ để chăm sóc tốt hơn và hiệu quả hơn cho trẻ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 6896 (Hà Nội) hoặc 1800 6894 (TP.HCM) để được hỗ trợ.

Nếu Qúy khách muốn được sử dụng dịch vụ bác sĩ khám chữa bệnh tại nhà kịp thời, thoải mái, riêng tư và chính xác, Qúy khách vui lòng liên hệ: Hotline Hà Nội: 1800 6896, Hotline Hồ Chí Minh 1800 6894

5/5 - (1 bình chọn)

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc.