Chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà - Sưng tấy

Chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà – Sưng tấy

Sưng tấy là một trong những triệu chứng chăm sóc bệnh nhân ung thư thường mắc phải. Tuy nhiên, việc chăm sóc bệnh nhân thường gây khó khăn khá lớn cho người bệnh và người nhà chăm sóc. Hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà khi gặp trường hợp sưng tấy bạn nhé!

Sưng (phù) là hiện tượng tích tụ nước trong các mô khi cơ thể giữ muối và nước do thuốc hoặc các bệnh về tim, gan hoặc thận. Một số nguyên nhân khác có thể là suy dinh dưỡng, các khối u vùng chậu hay tắc nghẽn trong tĩnh mạch hoặc hệ thống bạch huyết. Nước cũng có thể bị tích tụ ở bụng, khiến bụng cứng và trướng.

Điều gì sẽ xảy đến với bệnh nhân ung thư

  • Bàn và cẳng chân trở nên lớn hơn (sưng), thường là khi ngồi trên ghế, đứng hoặc đi bộ.
  • Nhẫn trở nên quá chật so với ngón tay.
  • Thấy chặt tay khi nắm lại
  • Bụng to, cứng hoặc trướng lên
  • Khó thở, đặc biệt khi nằm
  • Tim đập nhanh hoặc bị đánh trống ngực (hoặc nhận thấy nhịp tim nhanh hơn hay không đều).

Người bệnh có thể làm gì

  • Hạn chế sử dụng muối. Hạn chế muối khi nấu ăn và không dùng thực phẩm có hàm lượng Natri cao (kiểm tra trên nhãn thực phẩm). Trao đổi thêm với bác sỹ về điều này.
  • Ăn uống điều độ.
  • Uống thuốc theo đơn kê.
  • Nếu bàn chân bị sưng, hãy nghỉ trên giường và đặt hai chân lên gối.
  • Khi ngồi trên ghế, hãy sử dụng ghế có chỗ gác chân hoặc đặt chân lên một chiếc ghế khác có đệm.

Người chăm sóc bệnh nhân ung thư có thể làm gì

  • Theo dõi các triệu chứng mới xuất hiện, đặc biệt là khó thở hoặc sưng phù mặt.
  • Khuyến khích người bệnh giữ bộ phận cơ thể bị sưng ở ở vị trí cao giúp người bệnh cảm thấy thoải mái khi nằm hoặc ngồi.
  • Tìm hiểu cách đọc nhãn thực phẩm và trao đổi với bác sỹ về cách giảm lượng Natri đưa vào cơ thể.
  • Không thêm muối, nước mắm, bột nêm khi nấu ăn hoặc ướp thực phẩm.
  • Theo dõi cân nặng của người bệnh 1 đến 2 ngày một lần trên cùng một bàn cân và cùng thời điểm trong ngày. Ghi lại cân nặng theo từng ngày.

Gọi bác sỹ/ điều dưỡng nếu người bệnh:

  • Không thể ăn, tình trạng kéo dài 1 ngày hoặc hơn
  • Không đi tiểu hoặc rất ít nước tiểu, tình trạng kéo dài 1 ngày hoặc hơn
  • Chỉ bị sưng một cánh tay hoặc một chân
  • Để lại vết lõm khi nhấn ngón tay vào vùng bị sưng và thả ra
  • Vết sưng lan rộng trên cánh tay và chân
  • Bụng ngày càng cứng, sưng và trướng lên
  • Vùng bị sưng bị tấy đỏ và nóng
  • Khó thở hoặc tim đập nhanh
  • Mặt và cổ bị sưng phù, đặc biệt là vào buổi sáng.
  • Tăng 5 cân hoặc hơn trong thời gian 1 tuần hoặc ngắn hơn.

(Theo Phòng khám Gia đình Việt Úc


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội