Tầm soát ung thư phổi gồm những gì và lưu ý trước khi thực hiện

tầm soát ung thư phổi

Ung thư phổi là 1 trong những bệnh K có tỷ lệ mắc phải tương đối cao. Tại Việt Nam, hầu hết ca bệnh K phổi đều phát hiện ở giai đoạn muộn dẫn đến khó khăn trong việc điều trị và tỷ lệ tử vong cũng tương đối cao. Tầm soát ung thư phổi là việc nên làm để bảo vệ sức khoẻ tốt hơn. Vậy, tầm soát ung thư phổi gồm những gì? Bạn cùng phòng khám gia đình Việt Úc tìm hiểu ngay nhé!

Tầm soát ung thư là việc thực hiện các phương pháp, thủ thuật để phát hiện nguy cơ bị K ở giai đoạn sớm. Thực tế, việc tầm soát có vai trò quan trọng để bảo vệ sức khoẻ cho con người. 

Tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư phổi

Việc thực hiện tầm soát và phát hiện sớm ung thư phổi, từ đó điều trị kịp thời có thể tăng cơ hội sống sót và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Theo thống kê, có đến 80% trường hợp phát hiện sớm bệnh đã được cứu sống do chủ động tầm soát ung thư. 

Tầm soát và chữa trị từ khi chưa có triệu chứng hạn chế tối đa các biến chứng có thể gặp phải với người bệnh, nhờ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, chi phí điều trị bệnh ung thư ở giai đoạn đầu cũng rẻ hơn rất nhiều so với khi bệnh đã trở nặng. 

Tầm soát ung thư phổi rất quan trọng
Tầm soát ung thư phổi rất quan trọng

Tham khảo thêm các bài viết liên quan đến ung thư phổi mà phòng khám Việt Úc đã chia sẻ trước đó

Những đối tượng cần tầm soát ung thư phổi

Nếu có nguy cơ cao bị ung thư phổi, bạn cần tầm soát càng sớm càng tốt. Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường:

  • Người hút thuốc lá hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc: Khói thuốc lá là 1 trong những tác nhân phổ biến nhất gây ung thư phổi. Vì thế, nếu bị nghiện thuốc lá, tiếp xúc nhiều với khói thuốc hoặc có tiền sử hút thuốc trong vòng 10 năm trước bạn nên tầm soát ung thư ngay.
  • Làm việc trong môi trường độc hại: Người làm việc trong ngành khai thác, xây dựng tiếp xúc nhiều với các chất như amiăng, radon, niken, crom,… có nguy cơ K phổi cao hơn.
  • Di truyền: Gia đình có người đã từng bị ung thư phổi.
  • Tiền sử mắc các bệnh về phổi như: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, lao phổi, viêm phổi,… 
  • Có các biểu hiện liên quan tới bệnh phổi như: ho kéo dài không khỏi, khó thở, xanh xao, sụt kí nhanh chóng,…

Tầm soát ung thư phổi gồm những gì?

Tầm soát ung thư phổi gồm những gì là vấn đề nhiều người quan tâm. Dưới đây là các hạng mục chính trong quy trình tầm soát:

1. Chụp X quang

Chụp X quang là 1 trong những hạng mục cần thiết khi tầm soát ung thư phổi. Bệnh nhân sẽ được chụp X quang vùng ngực để tìm kiếm khối u. Tuy nhiên, hình ảnh hiển thị trên phim chụp X quang là màu xám trắng rất dễ nhầm lẫn với khối áp xe phổi. Nếu chụp thấy khối u, bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật chuyên sâu hơn để chắc chắn đó là ung thư hay u lành tính.

Chụp X quang khi tầm soát ung thư phổi
Chụp X quang khi tầm soát ung thư phổi

2. Chụp CT

Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) ở vùng ngực có thể phát hiện được các tổn thương hay dấu hiệu bất thường ở phổi 1 cách rõ rệt hơn so với X quang. Thủ thuật này sử dụng tia X liều thấp để chụp lại cấu trúc phổi. Tuỳ từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT có hoặc không tiêm thuốc cản quang. 

3. Nội soi phế quản

Nội soi phế quản là 1 hạng mục quan trọng khi tầm soát ung thư phổi. Bác sĩ sẽ luồn ống nội soi có gắn máy quay siêu nhỏ vào trong mũi của bệnh nhân, đưa dần xuống họng để vào khí quản, phế quản, các tiểu phế quản trong phổi và thu lại hình ảnh chi tiết, rõ nét. Nếu thấy xuất hiện khối u, bác sĩ sẽ lấy 1 mẫu nhỏ trong quá trình nội soi để thực hiện các thủ thuật khác.

Thông thường, nếu hình ảnh trên phim X quang hoặc CT có khối u thì bác sĩ mới chỉ định làm nội soi. Quá trình nội soi gây khó chịu cho người bệnh, 1 số người được yêu cầu nội soi gây mê để đảm bảo an toàn. 

4. Xét nghiệm đờm

Người bệnh tầm soát ung thư phổi được lấy mẫu đờm để xét nghiệm. Đờm được kiểm tra dưới kính hiển vi nhằm đánh giá tình trạng tế bào ung thư (nếu có). Ngoài ra, xét nghiệm tế bào đờm còn phát hiện được các vi khuẩn gây bệnh lao phổi. 

5. Sinh thiết

Khi thực hiện các phương pháp cận lâm sàng và phát hiện tổn thương phổi nhưng không đánh giá chính xác được, bác sĩ tiến hành sinh thiết để xác định xem khối u có tế bào ung thư hay không. Mô sẽ được lấy bằng kim sinh thiết hoặc trong quá trình phẫu thuật sau đó phân tích dưới kính hiển vi. Từ đó xác định khối u là lành tính hay ung thư và K đang ở giai đoạn nào. 

Sinh thiết nếu nghi ngờ ung thư
Sinh thiết nếu nghi ngờ ung thư

6. Xét nghiệm máu

Người tầm soát ung thư phổi cũng được xét nghiệm máu để kiểm tra chỉ số các chất chỉ điểm khối u. Bao gồm: định lượng SCC, Cyfra 21-1, CEA, NSE, Pro-GRP.

Lưu ý trước khi thực hiện tầm soát ung thư phổi

Để kết quả tầm soát ung thư phổi chính xác, bạn cần lưu ý 1 số vấn đề sau:

  • Trước khi đi khám tốt nhất bạn nên nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng, vì có 1 số thủ thuật yêu cầu bạn phải nhịn ăn để kết quả chính xác nhất.
  • Tháo hết trang sức và đồ dùng làm từ kim loại trên người để chụp X quang, CT chính xác.
  • Nếu bạn đang bị nhiễm trùng phổi, hãy thông báo với nhân viên y tế. Có thể bạn sẽ được hẹn lại lịch tầm soát để kết quả chính xác.
  • Tầm soát ung thư phổi ở cơ sở y tế uy tín. 
Lưu ý khi tầm soát ung thư phổi
Lưu ý khi tầm soát ung thư phổi

Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là 1 số câu hỏi thường gặp về tầm soát ung thư phổi, bạn tham khảo để có thể tìm kiếm câu trả lời nhanh chóng.

Chi phí tầm soát ung thư phổi là bao nhiêu?

Chi phí tầm soát ung thư phổi ở mỗi cơ sở y tế không giống nhau tuy nhiên chênh lệch không quá nhiều. Tầm soát ở bệnh viện tư nhân thường có chi phí cao hơn bệnh viện nhà nước. Gói tầm soát giao động từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng.

Tầm soát ung thư phổi gồm những gì?

Tầm soát ung thư phổi gồm những hạng mục: xét nghiệm đờm, xét nghiệm máu, chụp X quang, chụp CT, nội soi, sinh thiết. Tuỳ từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện hết hoặc chỉ làm 1 vài phương pháp.

tầm soát ung thư phổi
Tầm soát ung thư phổi

Tầm soát ung thư phổi có lâu không?

Tầm soát ung thư phổi thường có kết quả sau 2 – 4 ngày do thời gian làm sinh thiết khá lâu. Những thủ thuật còn lại khá nhanh chóng, thực hiện trong vài giây, vài phút và có kết quả trong vòng 30 phút – 1 tiếng. 

Bao lâu nên tầm soát ung thư phổi một lần?

Tầm soát ung thư phổi nên được thực hiện tối thiểu 1 năm/lần. Vì thực hiện tần suất nhiều cũng gây ra 1 số ảnh hưởng tới sức khoẻ do tiếp xúc với tia X khi chụp X quang, XT. 

Kết luận

Tầm soát ung thư phổi gồm những gì đã được giải đáp qua những thông tin trên. Bạn nên chủ động tầm soát ung thư để phát hiện sớm bệnh và điều trị tích cực, từ đó kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn nặng cần được chăm sóc tận tình để giảm bớt đau đớn do biến chứng. Hiện nay, phòng khám gia đình Việt Úc cung cấp dịch vụ bác sĩ gia đình có thể khám bệnh tại nhà một cách uy tín và chuyên nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi qua hotline 18006896  (Hà Nội) hoặc 18006894 (TPHCM) để được tư vấn về dịch vụ này nhé!

Đánh giá post

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *