Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm thường bùng phát vào mùa mưa hằng năm. Bệnh đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của mọi người dân, đặc biệt là những người sinh sống trong khu vực ẩm thấp và vệ sinh kém.
Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, các giai đoạn tiến triển bệnh cũng như cách phòng ngừa và điều trị, bạn đọc cùng phòng khám gia đình Việt Úc tìm hiểu ngay nhé!
Sốt xuất huyết là bệnh gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Dengue và lây truyền chủ yếu qua muỗi Aedes. Muỗi là vật chủ trung gian mang vi rút từ người bệnh lây sang người khỏe mạnh. Vi rút Dengue có 4 chủng huyết thanh và bệnh nhân sốt xuất huyết có thể nhiễm 1 trong 4 chủng này. Điều đó đồng nghĩa với việc 1 người có thể bị sốt nhiều hơn 1 lần trong đời do nhiễm 2,3 hoặc 4 chủng khác nhau.
Dịch sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa. Đây là thời điểm muỗi vằn Aedes sinh sản và phát triển mạnh mẽ mang theo mầm bệnh đến mọi nơi. Đặc biệt, muỗi thường tập trung ở khu vực ẩm ướt, đọng nước và vệ sinh kém.
Theo thống kê của WHO, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết trên thế giới đã tăng cao hơn 30 lần trong vòng 50 năm qua với 100 triệu ca mỗi năm. Bệnh tác động đến sức khỏe của hơn 1 nửa dân số trên thế giới tuy nhiên tỷ lệ tử vong rất thấp. Việt Nam là 1 trong những quốc gia có dân số mắc bệnh tương đối cao. Chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2024 đã có hơn 16000 trường hợp bị sốt Dengue.
Các giai đoạn tiến triển bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết tiến triển qua 3 giai đoạn với biểu hiện rõ rệt, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tính mạng người bệnh. Nhận biết sốt Dengue ở từng giai đoạn giúp bạn điều trị hiệu quả để tránh biến chứng.
Giai đoạn sốt
Thời kì ủ bệnh kéo dài khoảng 4 – 14 ngày sau khi vi rút phát tán vào cơ thể. Sau thời gian ủ bệnh, người bệnh sẽ bị sốt cao 39 độ C – 40 độ C và uống thuốc cũng không hạ sốt. Triệu chứng kèm theo trong giai đoạn sốt là: cảm thấy mệt mỏi, đau họng, đau đầu, đau thượng vị, tiêu chảy, nhức mỏi xương khớp, phát ban.
Hầu hết các triệu chứng đều giống như cảm sốt thông thường nên nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, nếu nhận thấy các vết xuất huyết dưới da bạn nên đến bệnh viện ngay vì đây là dấu hiệu đặc trưng của sốt Dengue.
Tham khảo thêm 1 số bài viết liên quan:
Giai đoạn nguy hiểm
Bệnh nhân bị sốt nhưng chủ quan không tới bệnh viện xét nghiệm máu sẽ bước vào giai đoạn nguy hiểm kéo dài từ 3 – 7 ngày sau cơn sốt đầu tiên. Lúc này, bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều triệu chứng nặng hơn như:
- Đau tức ngực, khó thở và có thể bị tràn dịch màng phổi.
- Tràn dịch màng bụng khiến bụng phình to, đầy hơi, đau bụng, khó chịu.
- Toàn thân lạnh ngắt, không còn sức lực.
- Mạch nhanh, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp.
- Tình trạng xuất huyết dưới ra biểu hiện rõ ràng hơn, các nốt xuất huyết tập trung nhiều ở chân, tay, đùi, mạn sườn và bụng.
- Xuất huyết nội tạng khiến bệnh nhân nôn hoặc ho ra máu, tiểu ra máu, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
Giai đoạn phục hồi
Nếu đến bệnh viện điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ vượt qua giai đoạn nguy hiểm và dần phục hồi. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần được chăm sóc và điều trị hiệu quả để tránh các biến chứng về phổi, tim mạch. Giai đoạn phục hồi kéo dài bao lâu tùy theo sức khỏe của từng bệnh nhân.
Biến chứng nguy hiểm khi bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết không điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề cho sức khỏe người bệnh:
- Tình trạng xuất huyết nghiêm trọng ảnh hưởng tới não bộ, gây phù não hoặc các vấn để về thần kinh. Nặng hơn, người bệnh có thể bị hôn mê sâu.
- Sốt xuất huyết làm tràn huyết tương vào đường hô hấp gây biến chứng viêm phổi, viêm đường hô hấp.
- Sốt xuất huyết khiến tim và thận phải làm việc hết công suất và dẫn đến suy tim, suy thận.
- Mù hoặc mờ mắt do xuất huyết ở mắt.
- Phụ nữ mang thai sốt Dengue ở 3 tháng đầu có nguy cơ sinh non, sẩy thai hoặc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai nhi.
- Sau khi bị sốt xuất huyết, một số người bệnh thường xuyên tụt huyết áp đột ngột và đau đầu kéo dài. Đây là 1 yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não.
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh sốt xuất huyết
Bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sốt Dengue để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh. Nếu chẳng may mắc bệnh, hãy tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất. Sau đây là các cách phòng ngừa và điều trị sốt xuất huyết hiệu quả.
Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sốt Dengue, bạn cần tránh xa nguồn lây bệnh bằng cách:
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, tiêu diệt lăng quăng/bọ gậy: Khi tới mùa sinh sản, muỗi đẻ trứng ở chum, vại, chai lọ, mảnh bát vỡ hay bất kì đồ vật nào có chứa nước. Sau đó trứng nở thành bọ gậy và phát triển thành muỗi vằn là nguồn lây bệnh. Do đó, bạn nên vệ sinh sạch sẽ khu vực xung quanh nhà ở và ngăn chặn muỗi đẻ trứng vào các ổ nước. Bên cạnh đó, mỗi nhà dân hãy chủ động phát quang cây cối và khơi thông cống rãnh, xử lý nguồn nước.
- Tránh để muỗi đốt: Muỗi là tác nhân phát tán vi rút và lây truyền bệnh tới nhiều người. Vì thế, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt. Ví dụ như: Mắc mùng khi ngủ, mặc quần áo dài tay, sử dụng các hóa chất diệt muỗi an toàn (nhang muỗi, vợt bắt muỗi, bình xịt côn trùng,…).
- Phối hợp với chính quyền thực hiện các biện pháp chống dịch sốt xuất huyết: Nhà nước và các tổ chức y tế cần sự phối hợp của người dân để phun thuốc phòng dịch. Mỗi người dân cần có ý thức hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng bệnh hiệu quả. Khi phun thuốc, người dân cần thu dọn đồ dùng gọn gàng và ra khỏi nhà 30 phút – 1 tiếng để tránh hóa chất.
Cách chẩn đoán sốt xuất huyết
Trong thời gian ủ bệnh, người bệnh chưa phát hiện những bất thường của cơ thể để tới bệnh viện thăm khám. Chỉ tới khi bị sốt kèm theo nhiều dấu hiệu khác, người bệnh mới biết để tới bệnh viện. Bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu để phát hiện gen của vi rút Dengue. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân để đánh giá mức độ nghiêm trọng bênh sốt xuất huyết.
Cách điều trị bệnh
Tùy từng trường hợp bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Bệnh nhân bị nhẹ được điều trị tại nhà nhưng nếu tình trạng bệnh trở nặng phải nhập viện ngay để điều trị giảm nhẹ triệu chứng.
- Điều trị tại nhà: Bệnh nhân phải nằm nghỉ ngơi, không được vận động mạnh và uống nhiều nước. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp người bệnh tăng sức đề kháng để chống lại vi rút. Khi sốt cao có thể cho bệnh nhân uống paracetamol và lau mát.
- Điều trị tại bệnh viện: Người bệnh điều trị tại nhà nhưng triệu chứng ngày 1 trở nặng cần được đến bệnh viện điều trị. Bệnh nhân sẽ được chữa trị để giảm nhẹ triệu chứng và tăng đề kháng vì sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị.
Kết luận
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng. Bạn nên chủ động dọn dẹp không gian sống, loại bỏ nơi lưu trú và sinh sản của muỗi để phòng ngừa dịch bệnh. Nếu nhận thấy 1 trong những dấu hiệu bệnh ở trên, hãy tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Trong trường hợp không thể tới bệnh viện, bạn hãy liên hệ với phòng khám gia đình Việt Úc để được thăm khám và lấy máu xét nghiệm ngay tại nhà. Chúng tôi cung cấp dịch vụ bác sĩ khám bệnh tại nhà với đội ngũ chuyên môn dày dặn kinh nghiệm sẽ có mặt tại nhà trong vòng 30 phút sau khi đặt lịch để xét nghiệm và trả kết quả trong thời gian ngắn đồng thời chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch hãy để lại thông tin dưới biểu mẫu sau hoặc liên hệ qua hotline 18006896 (Hà Nội) 18006894 (TPHCM).
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc.