Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm, nhiều người mắc phải và tỷ lệ tử vong cao. Theo thống kê, thế giới có khoảng 2 tỷ người đang nhiễm virus viêm gan siêu vi B. Việt Nam hiện đang có 10 triệu người mắc bệnh và con số này vẫn tăng lên hằng năm. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục và phòng ngừa bệnh viêm gan là vấn đề mọi người dân nên biết. Cùng phòng khám gia đình Việt Úc tìm hiểu những thông tin hữu ích về căn bệnh viêm gan B nhé!
Viêm gan B là bệnh gì?
Viêm gan B hay viêm gan siêu vi B, là bệnh nhiễm trùng ở gan gây ra bởi vi rút HBV. Vi rút xâm nhập vào cơ thể, phá hủy gan gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Bệnh có thể lây từ người này qua người khác, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng.
Phân loại viêm gan siêu vi B:
Viêm gan B cấp tính
Người tiếp xúc với virus HBV trong vòng 6 tháng sẽ bị viêm gan B cấp tính. Ở giai đoạn này, người bệnh thường không có triệu chứng hoặc chỉ có biểu hiện nhẹ. Đa số bệnh nhân sẽ tự khỏi do virus được đào thải hết ra bên ngoài. Tuy nhiên, nếu hệ thống miễn dịch kém và không thể chiến đấu với vi rút, người bệnh có triệu chứng nặng cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị.
Viêm gan B mãn tính
Viêm gan B mãn tính là tình trạng nhiễm virus viêm gan B (HBV) kéo dài hơn 6 tháng, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, suy gan và ung thư gan. Đây là một bệnh lý phổ biến trên toàn cầu, đặc biệt ở các khu vực có tỷ lệ nhiễm HBV cao
Nhiều người bị viêm gan B mãn tính có thể không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi có triệu chứng, có thể bao gồm:
- Mệt mỏi
- Đau bụng, đặc biệt ở vùng gan (phía trên bên phải bụng)
- Vàng da và mắt (vàng da)
- Nước tiểu sẫm màu
- Buồn nôn và nôn
- Ăn không ngon
- Đau khớp và cơ
Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B
Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B là do virus HBV xâm nhập vào máu rồi tấn công gan. Vi rút có thể lây nhiễm sang người khác với tốc độ nhanh hơn 100 lần so với HIV. Bạn có thể bị nhiễm HBV do lây truyền từ người bệnh khác bằng 1 trong những con đường sau:
- Đường máu: Dùng chung kim tiêm, sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh, nhận máu có chứa virus là những nguyên nhân lây bệnh qua đường máu.
- Đường tình dục: Quan hệ tình dục với người bị bệnh không dùng biện pháp an toàn.
- Từ mẹ sang con: Người mẹ nhiễm vi rút viêm gan trong khi mang thai có thể lây truyền cho thai nhi. Tỷ lệ truyền nhiễm trong 3 tháng đầu là 1%, 3 tháng giữa là 10% và những tháng cuối là 60%.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm gan B?
Ai cũng có thể mắc bệnh viêm gan B do virus xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, một số đối tượng sau dễ mắc bệnh hơn do miễn dịch kém hoặc tiếp xúc nhiều với mầm bệnh:
- Trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh viêm gan B thì tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao. Nếu không được tiêm phòng, tỷ lệ bệnh chuyển sang mãn tính lên đến 90%.
- Những người nghiện ma túy, tiêm chích ma túy với đồng bọn.
- Đối tượng có bạn đời, bạn tình bị bệnh viêm gan siêu vi B và quan hệ không an toàn.
- Người sống chung với bệnh nhân mắc bệnh nhưng không có ý thức phòng chống lây nhiễm.
- Nhân viên y tế tiếp xúc nhiều với mầm bệnh.
- Sinh sống ở khu vực có tỷ lệ người bị mắc bệnh viêm gan B cao.
- Người mắc một số căn bệnh khác như: tiểu đường, đã chạy thận nhân tạo, viêm gan C, HIV,… có sức khỏe yếu dễ bị viêm gan B hơn người khỏe mạnh.
Triệu chứng của bệnh viêm gan B
Nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh viêm gan B và điều trị tích cực sẽ giảm di chứng về sau. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh cảm sốt thông thường. Dưới đây là 1 số dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm gan siêu vi B:
- Cảm thấy mệt mỏi trong thời gian dài.
- Chán ăn, không có cảm giác ngon miệng, da dẻ xanh xao.
- Cảm thấy buồn nôn và nôn.
- Biểu hiện rõ ràng của các bệnh về gan là vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm màu.
- Đau ở vị trí hạ sườn phải, chướng bụng, phù chân.
- Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, phân đen.
- Xuất huyết dưới da dù không có va chạm.
- Sốt, nặng hơn là hôn mê.
Khi nhận thấy những dấu hiệu trên và nghi ngờ mắc bệnh viêm gan siêu vi B, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra tình trạng sức khỏe. Nếu không thể tới bệnh viện, hãy liên hệ dịch vụ khám bệnh tại nhà của phòng khám gia đình Việt Úc. Chúng tôi sẽ tới nhà trong vòng 30 phút sau khi đặt lịch để thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm tầm soát viêm gan B.
Biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh
Viêm gan siêu vi B mãn tính không điều trị sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm khiến sức khỏe người bệnh suy giảm nghiêm trọng như sau:
- Xơ gan: Tế bào gan bị vi rút HBV tấn công sẽ hình thành sẹo, lâu dần gây xơ gan. Tình trạng xơ gan có triệu chứng thường đã diễn tiến nặng nên rất khó để điều trị và cũng tốn nhiều thời gian, chi phí. Người bệnh xơ gan dễ bị nhiễm khuẩn, vỡ tĩnh mạch thực quản dẫn đến tử vong.
- Suy gan: Các tế bào gan bị phá hủy nhiều trong thời gian ngắn, gan không thực hiện được các chức năng của nó dẫn đến suy gan. Điều trị suy gan rất khó khăn, đôi khi cần ghép gan tốn nhiều chi phí.
- Ung thư gan: Gan bị vi rút tấn công và hình thành các tế bào ác tính gây bệnh ung thư gan. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm gan B. Ung thư phát hiện sớm có thể điều trị hiệu quả để kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, nếu phát hiện ở những giai đoạn muộn thì khả năng điều trị ổn định thấp hơn khiến người bệnh mệt mỏi, đau đớn, trầm uất.
Để hiểu rõ hơn về quá trình viêm gan B phát triển thành ung thư gan, mời bạn tìm đọc bài viết: Viêm Gan B Có Gây Ung Thư Gan? mà chúng tôi đã chia sẻ trước đây.
Cách điều trị bệnh viêm gan siêu vi B
Hơn 90% người lớn bị viêm gan B cấp sẽ hồi phục một cách tự nhiên mà không cần điều trị thuốc kháng vi rút. Điều trị viêm gan B giai đoạn cấp chủ yếu là điều trị hỗ trợ.
Khi tới bệnh viện thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm 1 số xét nghiệm để kiểm tra trong máu có virus HBV hay không đồng thời đánh giá sức khỏe của lá gan. Sau đó, tùy từng trường hợp sẽ có cách điều trị hiệu quả và phù hợp. Sau đây là 1 số cách điều trị bệnh viêm gan B:
- Điều trị sau khi phơi nhiễm: Nếu nghi ngờ đã tiếp xúc với mầm bệnh viêm gan siêu vi B, bạn đến ngay bệnh viện để được tiêm globulin. Thời gian tiêm miễn dịch không quá 12 giờ sau khi tiếp xúc với vi rút.
- Viêm gan B cấp tính: Hầu hết bệnh nhân không cần điều trị bằng thuốc do có thể tự đào thải vi rút sau 6 tháng. Bệnh nhân được hướng dẫn nghỉ ngơi, ăn uống khoa học nhằm tăng sức đề kháng.
- Viêm gan B mãn tính: Hướng điều trị là giảm thiểu nguy cơ biến chứng và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp chữa trị khác nhau.
Phòng ngừa viêm gan B như thế nào ?
Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng ngừa viêm gan B. Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo toàn bộ trẻ sơ sinh cần được chích vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sanh, bất kể tình trạng nhiễm viêm gan B của mẹ.
Đối với người lớn, tiêm ngừa vắc xin viêm gan B được chỉ định cho tất cả các trường hợp không có bằng chứng nhiễm viêm gan B trước đó. Lịch tiêm chủng thường gồm 3 mũi, khoảng cách tối thiểu giữa mũi thứ 2 và mũi tiêm đầu tiên là 1 tháng, mũi thứ 3 và mũi thứ 2 là 2 tháng. Thông thường lịch tiêm chủng vắc xin viêm gan B là mũi 2 cách mũi 1 trong thời gian 1 tháng, mũi 3 cách mũi 1 là 6 tháng, vị trí tiêm là cơ delta ở cánh tay.
Khuyến cáo
- Mên định lượng lại nồng độ kháng thể kháng vi rút viêm gan B (anti-HBs) sau khi chích xong mũi vắc xin viêm gan cuối cùng 1-2 tháng.
- Nồng độ kháng thể đủ để bảo vệ là trên 10 mIU/ml.
- Nếu đã chích từ 3 mũi vắc xin trở lên và nồng độ kháng thể kháng viêm gan (anti-HBs) sau khi chích 1-2 tháng trên 10mIU/ml, bạn không cần phải định lượng lại kháng thể nữa
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention, viết tắt là CDC) khuyến cáo. Nếu trường hợp sau khi chích 3 mũi vắc xin, bạn được định lượng lại nồng độ kháng thể, nhưng anti-HBs vẫn dưới 10mIU/ml, CDC khuyến cáo bạn nên chích thêm 2 mũi nữa rồi đánh giá lại.
Tuy nhiên, một số đối tượng cần chích nhắc lại vắc xin nếu nồng độ kháng thể HBs dưới 10 mIU/ml. Những đối tượng đó bao gồm: những bệnh nhân chạy thận nhân tạo, hoặc những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch có nhiều nguy cơ phơi nhiễm với viêm gan B.
Kết luận
Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm, để lại những biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Mỗi người nên có ý thức phòng chống mắc bệnh và tiêm vắc xin đủ mũi để được bảo vệ toàn diện. Nếu đã mắc bệnh, hãy giữ tâm lý thoải mái và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Hiện nay, phòng khám gia đình Việt Úc cung cấp cho khách hàng dịch vụ chăm sóc người mắc viêm gan B tại nhà. Bệnh nhân sẽ được tầm soát bệnh ngay tại nhà và điều trị y khoa phù hợp với thể trạng, tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn được tư vấn về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý để nhanh khỏi. Phòng khám sở hữu đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao và đã chữa khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân.
Thông tin liên hệ:
Chi nhánh Hà Nội
- Địa chỉ: Căn số 30 lô 1A Khu đô thị mới Trung Yên – Trung Yên 11B – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội
- Hotline: 18006896
Chi nhánh TPHCM
- Địa chỉ: Lầu 1, Lầu 2, Số 215 Đường Đinh Tiên Hoàng, Tân Định, Quận 1 Hồ Chí Minh
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Nhận ngay tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của phòng khám gia đình Việt Úc.