Hành Trình Hồi Phục Sau Cơn Đau Tim (Phần 1) - Phòng khám gia đình Việt Úc

Hành Trình Hồi Phục Sau Cơn Đau Tim (Phần 1)

Sau cơn đau tim, có lẽ tim bạn không còn duy trì được sự hiệu quả vốn có trong việc bơm máu đi nuôi cơ thể. Nếu được cấp cứu trong vòng một giờ kể từ khi lên cơn đau tim, nhiều khả năng mức độ tổn thương được giảm đáng kể và có thể bạn sẽ quay lại được với những hoạt động hàng ngày trước đây. Tuy nhiên, đó là dấu hiệu cảnh báo cho thấy trừ khi có một vài điều chỉnh trong lối sống, có thể bạn sẽ phải đối mặt với một cơn đau tim hay biến chứng khác. Theo các nhà nghiên cứu, luyện tập là một trong những nhân tố quan trọng nhất tác động đến bệnh tim. Họ cũng xác định rằng những người tham gia vào một chương trình luyện tập nhất định sau cơn đau tim đạt được kết quả tốt hơn, ít phải nhập viện và không bệnh tật trong năm sau đó.

Phần 1: CHUẨN BỊ CHO VIỆC LUYỆN TẬP

1. Trao đổi cùng bác sĩ gia đình của bạn

bac-sy-gia-dinh

PkgdVietUc_Trao đổi cùng bác sỹ của bạn

Đảm bảo có được sự cho phép của bác sĩ trước khi bắt đầu chương trình luyện tập. Khi tim bị tổn thương từ việc thiếu oxy, sẽ cần đến vài tuần để nó có thể bình phục và trở lại tình trạng tối ưu của nó. Bạn có thể sẽ phải trải qua một bài kiểm tra áp lực trước khi rời bệnh viện – bài kiểm tra này sẽ giúp bác sĩ nhận định mức hoạt động thể chất mà bạn có thể xử lý. Nhìn chung, không có khung thời gian chung nào cho việc bạn sẽ phải chờ bao lâu trước khi có thể luyện tập. Bác sĩ sẽ xác định khung thời gian cụ thể dựa vào tình hình sức khỏe hiện thời của bạn, mức độ nghiêm trọng của tổn thương tim và tình trạng thể chất trước cơn đau tim.

  • Bác sĩ sẽ khuyến nghị không gây sức ép lên cơ tim với việc luyện tập hay quan hệ tình dục trước khi chúng bình phục trở lại.

2. Nhận biết tầm quan trọng của tập luyện

bac-sy-gia-dinh

PkgdVietUc_Rèn luyện sức khỏe

Tập luyện giúp tăng cường sức mạnh cơ tim, cải thiện hiệu quả trong việc hấp thụ oxy, giảm huyết áp, ổn định đường trong máu, giảm nguy cơ tiểu đường và giúp kiểm soát căng thẳng, cân nặng cũng như làm giảm nồng độ cholesterol của bạn. Tất cả những yếu tố này cũng sẽ góp phần giảm nguy cơ xuất hiện một cơn đau tim khác. Hãy bắt đầu quá trình hồi phục bằng những bài tập aerobic hay tim mạch.

  • Yếm khí là những bài tập cường độ đủ cao để châm ngòi sự hình thành của a-xít lactic, loại a-xít có thể tích trữ trong tim. Bài tập yếm khí được dùng chủ yếu cho những môn thể thao không đòi hỏi sức bền nhằm tăng cường sức mạnh, tốc độ và năng lượng. Sau một cơn đau tim, bạn nên tránh loại hình luyền tập này.
  • Ngưỡng yếm khí là ranh giới giữa aerobic và yếm khí. Vận động viên sức bền rèn luyện nhằm nâng cao ngưỡng này để có thể thi đấu ở cường độ cao nhưng vẫn đảm bảo a-xít lactic không bị hình thành.

3. Thực hiện chương trình phục hồi chức năng tim mạch, nếu có

bac-sy-tai-nha

PkgdVietUc_Chương trình phục hồi chức năng tim mạch

Tốc độ phục hồi từ cơn đau tim ở mỗi người là không giống nhau. Tốc độ này chịu ảnh hưởng bởi lượng cơ tim bị tổn thương và tình trạng sức khỏe thể chất trước đó. Trong thời gian phục hồi chức năng tim mạch, bác sĩ đo huyết áp và dùng điện tâm đồ để giám sát chương trình luyện tập nhằm phòng tránh chấn thương. Một khi đã hoàn thành sáu đến 12 tuần phục hồi chức năng tim mạch dưới sự giám sát của bác sĩ, bạn có thể được phép tiếp tục thực hiện tại nhà.

  • Những người tham gia chương trình phục hồi chức năng tim mạch do bác sĩ chỉ định hoặc thông qua một nhóm sẽ phục hồi nhanh hơn và có kết quả tốt hơn trong dài hạn. Dù vậy, chỉ khoảng 20% bệnh nhân đáp ứng điều kiện tham gia chương trình được đề nghị phục hồi chức năng tim mạch hay chương trình tập luyện được chỉ định sau cơn đau tim. Con số này còn thấp hơn cho phụ nữ và bệnh nhân lớn tuổi.

4. Học cách tự bắt mạch.

cham-soc-tai-nha

PkgdVietUc_Học cách tự bắt mạch

Hãy bắt mạch tại vị trí cổ tay thay vì cổ (động mạch cảnh). Có thể bạn sẽ vô tình gây cản trở động mạch cảnh khi bắt mạch. Đặt ngón trỏ và ngón giữa (không dùng ngón cái bởi trên ngón cái cũng có mạch) của một tay lên cổ tay kia, ở vị trí ngay dưới ngón cái. Thường thì bạn sẽ cảm nhận được mạch đập. Đếm số lần đập mà bạn cảm nhận được trong thời gian 10 giây rồi nhân với sáu.

  • Bạn nên theo dõi tốc độ bơm máu của tim để có thể giữ nhịp tim ở mức đề nghị bởi bác sĩ.
  • Mức này sẽ khác nhau, tùy vào độ tuổi, cân nặng, tình trạng thể chất và mức tổn thương mà tim phải gánh chịu.
5. Trao đổi với bác sĩ về hoạt động tình dục.
bac-sy-tai-nha

PkgdVietUc_Trao đổi với bác sỹ của bạn

Tình dục là một hình thức luyện tập thể dục. Trong nhiều trường hợp, sau một cơn đau tim, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chờ từ hai đến ba tuần trước khi quan hệ. Khung thời gian này phụ thuộc vào mức tổn thương của tim và kết quả bài kiểm tra áp lực.

  • Bác sĩ cũng sẽ quyết định liệu bạn có nên chờ nhiều hơn ba tuần hay không.

Nguồn Wikihow

 


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội