Xương sườn chế tạo từ công nghệ 3D đầu tiên trên thế giới cho người ung thư

Xương Sườn Chế Tạo Từ Công Nghệ 3D Đầu Tiên Trên Thế Giới Cho Người Ung Thư

Trong cuộc phẫu thuật “đầu tiên trên thế giới”,  công nghệ 3D đã được sử dụng để tạo ra mảnh xương ức mới và một phần xương lồng ngực để cấy ghép cho một bệnh nhân ung thư 54 tuổi.

3D bonesCa phẫu thuật được tiến hành tại Bệnh Viện Đại Học Salamanca tại Tây Ban Nha. Công ty Thiết bị Y TếAnatomics đã sử dụng phòng thí nghiệm Lab 22 thuộc Tổ chức nghiên cứu Công Nghiệp và Khoa học Cộng Đồng (CSIRO) tại Melbourne, Úc để tạo ra mô hình cấy ghép.

Các bác sỹ Jose Aranda, Marcelo, Jimene và Gonzalo Vereda đã thực hiện ca phẫu thuật này và quy trình cụ thể được mô tả trong Tạp chí Phẫu Thuật Tim – Lồng Ngực Châu Âu.

Bệnh nhân bị một khối u ở thành ngực. Do cấu trúc phức tạp của lồng ngực và thực tế mô hình Titanium thường được liên kết với nhau bằng hệ thống ốc vít, vốn dễ bị rời ra và gây ra nhiều biến chứng, cho nên các bác sỹ hiểu rằng việc tái tạo là rất khó khăn.

Bác sỹ Aranda chia sẻ:

“Chúng tôi cho rằng có lẽ có thể tạo ra một hình thức cấy ghép mới, theo đó chúng ta có thể hoàn toàn tùy chỉnh để tái tạo các cấu trúc phức tạp của xương ức và xương sườn […]. Chúng tôi mong muốn mang đến lựa chọn an toàn hơn cho bệnh nhân, và giúp họ cải thiện việc phục hồi sau phẫu thuật”.

Công nghệ 3D đang trên đà phát triển

Công nghệ 3D đang dần thu hút các mối quan tâm trong lĩnh vực y tế. Hội Phẫu Thuật Tim Mạch – Lồng Ngực (CTSNet) cho biết, từ năm 2006, Trung tâm Y tế Mayo đã sử dụng các mô hình 3D cấu tạo từ polymer dạng lỏng.

Đối với các bác sỹ giải phẫu, các mô hình 3D giúp họ lập kế hoạch và hướng dẫn bệnh nhân tốt hơn. Những mô hình này giúp các bác sỹ thử nghiệm các quy trình, chọn ra thiết bị phù hợp nhất và phân chia trách nhiệm công việc. Chúng cũng giúp bệnh nhân có sự chuẩn bị tốt hơn đối với những điều họ mong đợi và vì sao phẫu thuật là cần thiết.

Đây chính là trường hợp cấy ghép xương sường và xương ức đầu tiên sử dụng công nghệ 3D.

Mô hình 3D bắt nguồn từ các hình ảnh 2D như X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) hay chụp cộng hưởng từ (MRI). Các lát cắt, hay “xếp lớp” của các hình ảnh 2D là cấu trúc giải phẫu đặc biệt được sử dụng để tạo ra các mô hình.

Nhóm bác sỹ tại Tây Ban Nha đã cung cấp cho công ty thiết bị Y tế Anatomics dữ liệu cắt lớp vi tính có độ phân giải cao, từ đó họ có thể tạo ra kết cấu 3D của thành ngực và khối u, điều này cho phép các bác sỹ lên kế hoạch và xác định chính xác biên độ cắt bỏ.

Theo đó, một lõi xương ức rắn và các dải titan bán linh hoạt được tạo ra đóng vai trò như các dải xương sườn giả bám vào xương ức. Máy in đẩy một chùm electron vào nơi chứa bột Titanium để làm tan chảy và tạo ra từng lớp một. Quá trình này được lặp đi lặp lại, từng lớp từng lớp cho đến khi mô hình cấy ghép được hoàn tất.

“Công nghệ in 3D có những lợi thế đáng kể so với các phương pháp truyền thống, đặc biệt là đối với các ứng dụng sinh học. Cũng như có thể tùy chỉnh, nó còn cho phép tạo hình nhanh – nếu như bệnh nhân đang chờ phẫu thuật thì điều này có thể tạo nên sự khác biệt lớn” , Ông Alex Kingsbury thuộc CSIRO nói.

Ngay sau khi hoàn thành, mô hình đã được gửi đến Tây Ban Nha để tiến hành cấy ghép cho bệnh nhân.

Bác sỹ Aranda đã thông báo ca phẫu thuật thành công và cho biết nhóm đã có thể tạo ra một bộ phận cơ thể người “hoàn toàn tùy biến và khớp như chiếc găng tay.”

Vào Tháng Năm, Tạp chí Medical News Today đã đưa tin về việc cấy ghép khung xương 3D vào ba em bé bị các vấn đề về hô hấp đe dọa đến tính mạng.

Tác giả bài viết: Yvette Brazier

Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ:

HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896

HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894

 (Dịch bởi Phòng Khám Gia đình Việt Úc – Theo Medical News Today) 


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội