Tập Thể Dục Với Người Mắc Bệnh Tiểu Đường - Phòng khám gia đình Việt Úc

Tập Thể Dục Với Người Mắc Bệnh Tiểu Đường

[Ngày 15 tháng 1 năm 2016]

Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Tập thể dục có thể giúp bạn:

  • Giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định
  • Giúp bạn duy trì cân nặng phù hợp
  • Có thêm năng lượng
  • Giảm căng thẳng

Kế hoạch tập luyện:

  • Trao đổi với bác sỹ trước khi bắt đầu chương trình tập
  • Đi bộ, bơi lội, đi xe đạp, khiêu vũ hoặc thể dục thẩm mỹ là những hoạt động rất tốt cho cơ thể
  • Mang theo chai nước bên mình khi tập luyện
  • Lựa chọn những hoạt động mà bạn yêu thích
  • Quyết định thời điểm tập và ghi vào lịch trình
  • Bảo vệ bàn chân khi tập. Mang tất và giày vừa vặn.
CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN TẬP
Tập vào thời điểm nào?Thời gian tốt nhất để tập thể dục là từ 1 giờ đến 1 giờ 30 phút sau bữa ăn. Đo lượng đường trong máu trước khi bắt đầu tập.·         Nếu lượng đường trong máu thấp (dưới 5mmol/l), hãy ăn một chút đồ ăn vặt có tinh bột trước khi bắt đầu·         Nếu lượng đường trong máu cao (trên 16,5 mmol/l), chờ từ từ hãy tập. Vì khi tập thể dục có thể làm cho lượng đường trong máu lên cao hơn.
Thời gian bao lâu?Khoảng 30-60 phút mỗi ngày và 5-6 ngày một tuần. Khi bắt đầu chương trình tập chỉ tập 5-10 phút, dần dần tập lâu hơn (Kể cả thời gian làm nóng người và thư giãn). Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hơn sau khi tập xong có nghĩa là bạn đã tập quá sức. hãy tập bớt lại trong lần tới.
Thời gian bao lâu?Khoảng 30-60 phút mỗi ngày và 5-6 ngày một tuần. Khi bắt đầu chương trình tập chỉ tập 5-10 phút, dần dần tập lâu hơn (Kể cả thời gian làm nóng người và thư giãn). Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hơn sau khi tập xong có nghĩa là bạn đã tập quá sức. hãy tập bớt lại trong lần tới.
Trong lúc tập luyệnBạn có thể nói chuyện trong khi luyện tập. Hãy hỏi bác sỹ xem nhịp tim chuẩn phải là bao nhiêu?

 

(Theo PHÒNG KHÁM GIA ĐÌNH VIỆT ÚC)


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội