Sống Khỏe Với Ung Thư - Dinh Dưỡng Hợp Lý Trong Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư (P2) - Phòng khám gia đình Việt Úc

Sống Khỏe Với Ung Thư – Dinh Dưỡng Hợp Lý Trong Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư (P2)

[Ngày 25 tháng 11 năm 2015]

song khoe-01

KIỂM SOÁT CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĂN UỐNG

Các tác dụng không mong muốn từ việc điều trị ung thư có thể làm thay đổi thói quen ăn uống cũng như cách cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng. Vấn đề về ăn uống phát sinh do các tác dụng phụ từ quá trình điều trị khác nhau ở từng người, chính vì vậy các khuyến nghị về chế độ ăn uống giữa bệnh nhân này và bệnh nhân khác cũng khác nhau. Lưu ý rằng bạn có thể gặp các vấn đề nằm ngoài danh sách dưới đây hoặc không gặp vấn đề gì cả. Hãy hỏi ý kiến đội ngũ bác sỹ và y tá điều trị để kiểm soát và làm giảm bớt các vấn đề liên quan đến ăn uống từ đó có thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng cần thiết trong suốt quá trình điều trị.

 Nếu bạn đang trải qua các triệu chứng:
Cố gắng: 
Chán ăn hoặc giảm cân
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa
  • Dự trữ thực phẩm và đồ uống có hàm lượng calo cao phòng khi đói hoặc muốn ăn
  • Kế hoạch bữa ăn lớn nhất vào lúc đói nhất
  • Ăn các bữa nhỏ thường xuyên ngay cả khi không thấy đói.
  • Thể dục nhẹ để tăng cảm giác thèm ăn
  • Dùng đồ uống trong khoảng giữa các bữa ăn tốt hơn là ngay trong lúc ăn.
 Tăng cân
  • Chú trọng các loại thực phẩm như rau, trái cây, ngũ cốc và đậu với hàm lượng calo thấp và chất xơ cao giúp bạn cảm thấy no.
  • Chú ý khẩu phần ăn
  • Chỉ ăn khi đói
  • Tham gia các hoạt động thể chất giúp kiểm soát cân nặng.
 Buồn nôn
  • Không ăn các thức ăn có mùi vị mạnh·
  • Tránh các thức ăn cay, nhiều chất béo hoặc quá ngọt.
  • Theo dõi thời gian, loại thực phẩm, mùi vị hoặc thậm chí sự việc có thể khiến bạn thấy buồn nôn, từ đó lập kế hoạch về chế độ và thời gian ăn uống hợp lý để phòng tránh.
  • Dự trữ bánh và trà gừng bên mình
 Tiêu chảy
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước
  • Ăn các bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn
  • Báo với bác sỹ và y tá nếu bạn bị tiêu chảy kéo dài hơn 24 giờ hoặc lượng tiêu chảy nhiều; đây có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng.
 Táo bón
  • Uống nhiều nước giúp phân mềm hơn. Nước lọc, nước ép hoa quả hay nước ấm đều tốt.
  • Ăn các thực phẩm như ngũ cốc, trái cây tươi, táo…để tăng lượng chất xơ hấp thu vào cơ thể. Hỏi ý kiến bác sỹ về việc tăng lượng chất xơ vì điều này có thể không có lợi nếu bạn đang bị giảm cân.
  • Hạn chế các thực phẩm gây đầy hơi như đồ uống có ga, các loại đậu, hành tây, súp lơ, bông cải xanh và dưa chuột.
  • Có thể uống viên bổ sung chất xơ, các loại thuốc không cần kê đơn như thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng nếu cần thiết. Tuy nhiên, nên hỏi ý kiến bác sỹ trước để có hướng dẫn cụ thể hơn.
  • Trao đổi với bác sỹ và y tá nếu bạn bị táo bón và không thể đi ngoài sau hơn 72 giờ, đau bụng hay bị chuột rút. Đây có thể là các dấu hiệu của chứng tắc ruột
Thay đổi khẩu vị ăn uống
  • Lựa chọn các thực phẩm yêu thích và dự trữ trong nhà. Có thể thử dùng các loại thức ăn ngọt tự nhiên hay đồ uống và thực phẩm có vị chua.
  • Đánh răng, làm sạch lưỡi và súc miệng thường xuyên để làm sạch các chồi vị giác trong miệng.
  • Ăn trong phòng có nhiệt độ mát mẻ để làm giảm mùi.
  • Thêm đường vào để tăng hương vị cho thức ăn.
  • Ngậm kẹo chanh hoặc lá bạc hà
 Khô miệng
  • Tránh các thức ăn mặn và đồ uống có cồn, bao gồm các loại nước súc miệng có chứa cồn có thể làm khô miệng.
  • Không hút thuốc và tránh khói thuốc bất cứ lúc nào có thể.
  • Kích thích tiết nước bọt bằng cách ngậm kẹo có hương chanh hoặc dùng thức ăn và đồ uống có vị chua.
  • Dùng các loại nước sốt và nước thịt để làm thức ăn bớt khô.
  • Tránh thức ăn mặn như bánh quy và khoai tây chiên.
  • Báo với bác sỹ và y tá nếu có bất kỳ mảng trắng nhỏ nào xuất hiện trong miệng vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
 Đau miệng
  • Ăn các thức ăn mềm và dễ nhai như sữa chua, bánh pudding và nước sốt táo.
  • Thêm nước sốt vào thức ăn để nuốt dễ hơn.
  • Tránh các thức ăn quá chua, cay, mặn cũng như đồ uống có ga và có chứa cồn.
  • Trộn lẫn các loại thực phẩm giúp ăn dễ hơn.

THUỐC BỔ LIỆU CÓ AN TOÀN?!

Trong quá trình điều trị ung thư, các tác dụng phụ như chán ăn, buồn nôn hay tiêu chảy có thể làm giảm lượng chất dinh dưỡng bạn đã ăn vào và có thể hấp thụ. Việc uống thuốc bổ có vẻ như là phương pháp hiệu quả để giảm bớt vấn đề này, tuy nhiên hãy cẩn thận. Các nghiên cứu và bằng chứng khoa học hiện hành về tính an toàn và hiệu quả của thuốc bổ trong giai đoạn điều trị ung thư đang rất hạn chế và gây nhiều tranh cãi. Mối quan tâm hàng đầu là khả năng ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh khi sử dụng. Bạn nên cân nhắc việc sử dụng thuốc bổ giống như các nguyên tắc sử dụng thuốc chữa bện. Có nghĩa là bạn cần trao đổi với bác sỹ trước khi uống bất cứ loại thuốc bổ nào, bởi chúng có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh.

Thuốc bổ tốt hay không tốt cho quá trình điều trị, thực sự vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng. Cho đến khi các nghiên cứu mới được thực hiện, bệnh nhân tốt hơn hết nên bổ sung chất dinh dưỡng bằng chế độ ăn uống, trừ khi họ thiếu hụt một loại chất dinh dưỡng đặc biệt nào đó. Lợi ích của việc bổ sung dinh dưỡng qua thực phẩm như trái cây và rau xanh có thể mang lại tác dụng đáng kể hơn rất nhiều các viên uống bổ sung dinh dưỡng. Điều này là bởi vì các loại vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng đa dạng khác chứa trong các loại thực phẩm sẽ cung cấp tối ưu các dưỡng chất cho cơ thể.

Có rất nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà bạn cần trong suốt quá trình điều trị. Hãy trao đổi với đội ngũ y bác sỹ đang điều trị và xin ý kiến về cách tốt nhất để nạp vào lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong suốt quá trình chẩn đoán và điều trị ung thư.

Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ:

HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896

HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894

(Theo Phòng khám Gia đình Việt Úc)

Xem thêm: Chăm sóc bệnh nhân ung thư bằng dinh dưỡng hợp lý


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội