An Toàn Thực Phẩm Trong Và Sau Các Đợt Điều Trị Ung Thư (Phần 2) - Phòng khám gia đình Việt Úc

An Toàn Thực Phẩm Trong Và Sau Các Đợt Điều Trị Ung Thư (Phần 2)

[Ngày 10 tháng 11 năm 2015]

20151110-FB-02

Các bước đơn giản để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Cân nhắc về nguồn nước bạn đang sử dụng. Một số nguồn nước như là nước giếng có thể chứa các vi khuẩn có hại hoặc hóa chất. Nước máy có thể được dùng cho người có sức khỏe bình thường, nhưng chưa được kiểm định an toàn đối với người có hệ thống miễn dịch kém. Máy lọc nước, được khuyên dùng cho việc nấu ăn và làm nước uống có thể loại bỏ bào tử và các tinh thể độc của vi khuẩn, cũng như các chất hữu cơ vi lượng và kim loại nặng. Các loại máy này được bán rộng rãi trong các cửa hàng.

Mua sắm thông minh. Không mua thực phẩm dự trữ hoặc trưng bày ở khu vực không sạch sẽ. Không mua rau quả bị hỏng hoặc thâm, hay lon thực phẩm có vết nứt, vết lõm hoặc có chỗ bị phình ra. Để riêng các loại thực phẩm dễ bị hỏng và dự trữ trong hộp làm lạnh trên đường về nhà.

 Vệ sinh kỹ càng. Rửa sạch các loại rau quả tươi, bao gồm cả các loại có dán nhãn “hữu cơ” dưới dòng nước đang chảy và làm khô bằng khăn hoặc giấy sạch. Rửa sạch phần trên của lon kim loại nước khi mở nắp. Sau khi chuẩn bị thực phẩm, dùng nước và xà bông rửa sạch tay trong 20 giây, chú ý vùng giữa ngón và móng tay. Làm sạch bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng, khử trùng nhà bếp và thớt bằng chất tẩy không mùi pha với nước.

Ngăn ngừa lây nhiễm chéo. Vi khuẩn có thể lây truyền, do đó hãy tách riêng thịt, gia cầm, cá và các loại nước hoa quả. Rửa sạch tất cả các dụng cụ dùng để chế biến thực phẩm sống như dao, thớt…trước khi sử dụng cho các loại thực phẩm khác. Tốt nhất là dùng thớt riêng cho thịt, gà sống và không sử dụng thớt này cho trái cây, rau củ chưa được làm chín. Không tưới nước lên thịt hoặc gia cầm sống vì việc này có thể làm lây lan vi khuẩn sang các khu vực xung quanh.

 Nấu thức ăn ở nhiệt độ hợp lý. Sử dụng nhiệt kế thực phẩm để kiểm tra nhiệt độ an toàn đối với các loại thịt và gia cầm. Chẳng hạn, bánh hamburger nên được nấu chín ở nhiệt độ tối thiểu 77 độ C.

Làm lạnh thực phẩm kịp thời. Ướp lạnh hoặc làm đông lạnh thực phẩm trong vòng hai giờ sau khi mua hoặc nấu (nếu trời ấm có thể thực hiện sớm hơn)

Rã đông thực phẩm đúng cách. Rã đông thực phẩm đông lạnh trong tủ lạnh tốt hơn ở nhiệt độ phòng. Bạn cũng có thể rã đông trong nước lạnh hoặc lò vi sóng, tuy nhiên hãy nấu càng sớm càng tốt sau khi rã đông.

Vứt bỏ các thực phẩm để lâu. Sử dụng thực phẩm đóng gói và đóng hộp trước ngày hết hạn. Tiêu thụ các thức ăn thừa trong tủ lạnh trong vòng ba đến bốn ngày. Sau thời gian này, hãy vứt bỏ. Thực phẩm này có thể không an toàn ngay cả khi không có mùi lạ hoặc giống như đã bị hỏng. Một số loại vi khuẩn,khẳng hạn Listeria có thể sinh sôi trong thức ăn dự trữ trong tủ lạnh nếu lưu giữ quá lâu.

Cẩn thận khi ăn uống ở ngoài. Khi ăn ở nhà hàng, hãy tránh các bàn ăn tự chọn hoặc món sa lát đã đặt thức ăn quá lâu và qua nhiều người sử dụng. Thực phẩm có thể bị nhiễm khuẩn khi có ai đó bị nhiễm vi rút, đặc biệt là vi rút dạ dày. Nếu bạn mang thức ăn thừa về, hãy tự lấy thức ăn vào hộp hơn là để người phục vụ làm điều đó.

Các triệu chứng của bệnh lây truyền qua thực phẩm

Các triệu chứng của bệnh lây truyền qua thực phẩm rất đa dạng tùy thuộc vào mầm bệnh. Thông thường, các triệu chứng này gần giống với cúm dạ dày, bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Đau bụng hoặc chuột rút
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Sốt

Thỉnh thoảng sẽ xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu hoặc đau cơ bắp. Vi khuẩn E.coli thường không gây sốt, và tiêu chảy thường đi kèm máu.

Thời gian triệu chứng bắt đầu xuất hiện cũng rất khác nhau, có thể từ vài giờ cho đến 10 ngày sau khi ăn các thực phẩm nhiễm độc hoặc có thể muộn hơn. Đối với vi khuẩn Listeria, các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến vài tuần sau đó. Tuy nhiên, đối với hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh do thực phẩm, mọi người sẽ cảm nhận được bệnh sau một hoặc hai ngày bị nhiễm khuẩn.

Làm gì khi bạn nghi ngờ bị nhiễm bệnh do thực phẩm.

Việc phát hiện và điều trị sớm là hết sức quan trọng, do đó nếu nghi ngờ bị nhiễm bệnh do thực phẩm, hãy gọi ngay cho bác sỹ. Uống nhiều nước để tránh mất nước. Giữ thực phẩm nghi ngờ gây bệnh vì bác sỹ có thể sẽ kiểm tra. Nếu bạn bị bệnh do ăn thực phẩm ở nơi công cộng, hãy báo cho cơ sở y tế địa phương. Điều này có thể giúp những người khác phòng tránh bệnh.

Hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề an toàn thực phẩm trong và sau các đợt điều trị đối với người bệnh ung thư, Phòng khám Gia đình Việt Úc đã kết hợp cùng Thực phẩm GreenLife để đưa ra chương trình khuyến mãi cho khách hàng của cả 2 bên từ nay đến 31 tháng 12 năm 2015 như sau:

  • Khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Phòng khám Gia đình Việt Úc sẽ được nhận một Phiếu giảm giá và Tờ giới thiệu của Thực phẩm GreenLife.
  • Khách hàng khi mua hàng tại Thực phẩm GreenLife sẽ được nhận một Phiếu giảm giá của Phòng khám Gia đình Việt Úc.

Xem Phần 1 tại đây

Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ:

HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896

HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội