Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Tại Nhà - Nôn và Buồn nôn

Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Tại Nhà – Nôn Và Buồn Nôn

Buồn nôn là cảm giác nôn nao và khó chịu trong dạ dày, và nôn là khi thức ăn và chất lỏng trong dạ dày bị tống hết ra ngoài. Triệu chứng buồn nôn có thể xảy ra ngay cả khi người bệnh không hề nghĩ đến thức ăn. Và họ có thể nôn cả khi chưa ăn bất cứ thứ gì. Có lúc người bệnh sẽ bị nôn ngay cả khi không hề có cảm giác buồn nôn.

Nôn và buồn nôn có thể xảy ra do ăn phải thứ gì đó không hợp, do vi khuẩn trong thức ăn, nhiễm trùng, hoặc do quá trình hóa trị hoặc xạ trị ung thư. Nhiều người không hoặc ít bị nôn hoặc buồn nôn khi điều trị trong khi một số người khác chỉ nghĩ đến việc điều trị cũng có thể có các triệu chứng này. Riêng căn bệnh ung thư cũng có thể gây nôn và buồn nôn.

Nôn mửa thường xuyên có thể gây nguy hiểm vì dẫn đến mất nước hoặc dễ sặc thức ăn và chất lỏng, vốn là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và các vấn đề khác. Hãy trao đổi với bác sỹ về nguyên nhân gây buồn nôn và ói mửa cũng như biện pháp khắc phục.

Phòng khám gia đình Việt Úc – Chăm sóc tại nhà Việt Úc cung cấp các dịch vụ bác sĩ gia đình khám bệnh tại nhà, điều dưỡng chăm sóc tại nhà tại Hà Nội và Hồ  Chí Minh để san sẻ nỗi lo cùng gia đình khi có người thân đang điều trị ung thư và có các triệu chứng nôn hoặc buồn nôn. Nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi ngày theo hotline: Hotline Hà Nội: 1800 6896, Holtine Hồ Chí Minh: 1800 6894

Xem thêm bài viết:

>> Dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ tại nhà

>> Dịch vụ bác sĩ gia đình – khám bệnh tại nhà

>> Dịch vụ điều dưỡng chăm sóc tại nhà 

Chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà – Nôn và Buồn nôn

Chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà – Nôn và Buồn nôn

1. Điều gì sẽ xảy đến với người bệnh

– Thay đổi thói quen ăn uống

– Hôi miệng

– Dịch vàng hoặc xanh, có mùi khó chịu trên chăn đệm

– Cảm giác nôn nao hoặc khó chịu trong dạ dày

– Trước khi nôn có thể có nhiều nước bọt, miệng dính và mồ hôi

Xem thêm bài viết:

>> Cẩn thận với 7 dấu hiệu cảnh báo ung thư

>> Hướng dẫn cách chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân theo triệu chứng – Buồn nôn và nôn

2. Người bệnh có thể làm gì

a. Với triệu chứng buồn nôn

– Nếu triệu chứng buồn nôn chỉ xảy ra giữa các bữa ăn, hãy chia thành các bữa ăn nhỏ và thường xuyên hơn. Ăn nhẹ trước khi đi ngủ.

– Uống các đồ uống lạnh và trong, nhấm nháp từ từ (bao gồm thức uống từ gừng, nước táo, trà…). Có thể thử ăn kem que hoặc thạch.

– Ngậm các loại kẹo có mùi vị dễ chịu như chanh hoặc bạc hà giúp bạn quên đi các mùi khó chịu (Không ăn mứt nếu bạn bị nhiệt miệng).

– Ăn các thức ăn nhạt như bánh mỳ khô hoặc bánh quy giòn.

– Ăn các thức ăn lạnh hoặc bằng nhiệt độ phòng để giảm mùi vị. Tránh các thực phẩm chiên, rán, cay, quá ngọt hoặc quá nhiều chất béo.

– Thử dùng một lượng nhỏ các đồ ăn giàu năng lượng và dễ ăn (như bánh kem, kem, sữa chua và sữa tươi) vài lần mỗi ngày. Sử dụng bơ, dầu, si rô, nước sốt và sữa trong thức ăn để tăng lượng calo. Tránh các thực phẩm ít béo trừ khi chất béo khiến dạ dày bạn khó chịu hoặc gây ra các vấn đề khác.

– Ăn các loại thức ăn ưa thích. Nhiều người bệnh không còn thích các món ăn từ thịt từ khi điều trị. Hãy thử các loại thức ăn giàu đạm như cá, thịt gà và các loại đậu.

– Thức ăn chua có thể dễ nuốt hơn (trừ khi bạn bị nhiệt miệng)

– Ngồi thẳng và nghỉ ngơi ít nhất một giờ sau mỗi bữa ăn.

– Tự làm mình quên đi cảm giác buồn nôn bằng nhạc nhẹ, chương trình TV yêu thích, hoặc trò chuyện với những người khác.

– Báo cho bác sỹ về triệu chứng buồn nôn vì có nhiều loại thuốc có thể hỗ trợ.

– Khi chờ thuốc chống buồn nôn phát huy tác dụng, hãy thư giãn, hít thở chậm và sâu.

– Nếu bạn bị buồn nôn trước khi tiến hành hóa trị hoặc các hình thức khác, hãy tìm hiểu các biện pháp để làm giảm các triệu chứng như dùng thuốc, thôi miên, thư giãn hoặc liệu pháp hành vi.

b. Với triệu chứng nôn

– Nằm nghiêng trên giường để không hít hoặc nuốt phần đã nôn ra.

– Yêu cầu được kê đơn thuốc chống nôn ở dạng hòa tan hoặc thuốc đặt hậu môn nếu có thể. Để tránh nôn, hãy uống thuốc ngay khi có dấu hiệu buồn nôn.

– Thử ngậm đá hoặc nước trái cây đông lạnh để lấy nước vào cơ thể từ từ.

– Uống 1 thìa nước mát 10 phút một lần sau khi ngừng nôn. Tăng dần lượng nước lên thành 1 muỗng. Sau 1 tiếng nếu không bị nôn, hãy thử uống lượng nước lớn hơn.

3. Người chăm sóc có thể làm gì

– Nấu ăn cho người bệnh hoặc nhờ người khác nấu để giảm các mùi thức ăn khó chịu. Sử dụng quạt thông gió trong bếp để giảm mùi.

– Đậy kín hoặc bỏ các thức ăn nặng mùi hoặc có mùi khó chịu đi.

– Cho người bệnh dùng thìa và dĩa nhựa nếu đồ bằng kim loại có vị đắng.

– Nếu người bệnh bị nôn trong nhiều ngày, hãy theo dõi cân nặng cùng thời điểm mỗi ngày để xem tình trạng mất nước của người bệnh.

– Trao đổi với bác sỹ về các loại thuốc chống nôn mửa.

– Để ý các triệu chứng chóng mặt, yếu hoặc nhầm lẫn ở người bệnh.

– Cố gắng giúp người bệnh tránh bị táo bón và mất nước. Một trong hai triệu chứng này đều có thể khiến tình trạng buồn nôn tồi tệ hơn.

Đọc thêm bài viết

>> 8 Lời khuyên cho người chăm sóc của bệnh nhân ung thư

>> Hỗ trợ cho người chăm sóc bệnh nhân ung thư

4. Gọi bác sỹ/ điều dưỡng nếu người bệnh:

– Có thể đã sặc phải chất nôn

– Nôn nhiều hơn 3 lần một giờ trong vòng nhiều giờ

– Nôn ra máu hoặc dịch có màu như bã cà phê

– Không thể uống hơn 4 ly nước hoặc nước đá trong một ngày hoặc không thể ăn trong hơn 2 ngày

– Không thể dùng thuốc

– Trở nên yếu, chóng mặt hoặc nhầm lẫn

– Giảm nhiều hơn một cân trong 2 ngày (Điều này có nghĩa là người bệnh đang bị mất quá nhiều nước)

– Nước tiểu có màu vàng đậm và không thể đi tiểu như bình thường.

Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ:

PHÒNG KHÁM GIA ĐÌNH VIỆT ÚC – CHĂM SÓC TẠI NHÀ VIỆT ÚC HÀ NỘI

Hotline miễn phí tại HÀ NỘI: 1800 6896

Hotline miễn phí tại HỒ CHÍ MÌNH: 1800 6894


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội