Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Tại Nhà - Ngã - Phòng khám gia đình Việt Úc

Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Tại Nhà – Ngã

[Ngày 20 tháng 4 năm 2016]

Một người không đứng vững trên đôi chân của mình, lúng túng hoặc sức yếu luôn có nguy cơ bị ngã. Người gặp vấn đề này thường dễ bị ngã khi rời khỏi giường, ngã ở nhà vệ sinh, trượt chân trong bồn tắm, hay mất thăng bằng khi đang đi bộ.

Người bệnh có thể làm gì

  • Nếu bạn đang gặp các vấn đề khi sức yếu hoặc kém thăng bằng, hãy nhờ sự giúp đỡ để đứng dậy hoặc tiếp tục đi bộ.
  • Nếu bạn bị ngã, hay báo cho bác sỹ và điều dưỡng được biết. Họ sẽ giúp bạn cách phòng tránh việc tiếp tục bị ngã, hoặc xem xem bạn bị thương ở đâu không.
  • Nếu bạn khó khăn khi đi đứng, hãy gọi dịch vụ điều dưỡng chăm sóc tại nhà. Các điều dưỡng viên sẽ giúp bạn an tâm hơn. Họ cũng sẽ có cách để giúp bạn đi lại an toàn hơn.
  • Nếu bạn được khuyên dùng gậy hoặc xe đẩy, hãy đặt ngay cạnh giường hoặc gần nơi bạn ngồi. Sử dụng khi thức dậy hoặc thậm chí lúc cần đi lại trong quãng đường ngắn.

Người chăm sóc có thể làm gì

  • Khi người bệnh cần rời khỏi giường, đầu tiên hãy dựng người bệnh ngồi ở thành giường trong vài phút. Điều này sẽ có ích nếu việc thay đổi tư thế đột ngột có thể khiến người bệnh chóng mặt hoặc mất thăng bằng.
  • Nếu người bệnh bị mất thăng bằng, hãy giúp họ đi lại.
  • Nếu người bệnh cảm thấy choáng váng, hãy đi cùng khi người bệnh cần vào nhà vệ sinh.
  • Nhắc người bệnh gọi ai đó giúp khi muốn thức dậy.
  • Sử dụng thảm nhà tắm hoặc dép chống trượt khi người bệnh đi tắm. Bạn cũng có thể dùng ghế tắm để người bệnh có thể ngồi trong lúc tắm.
  • Không để dây điện chạy giữa sàn nhà. Lối đi trong nhà cần gọn gàng không có chướng ngại vật để tránh bị vấp ngã hoặc trượt chân.
  • Dán kín các góc của thảm sàn nhà.
  • Có bô dẹt hoặc ghế đi tiểu ngay gần giường hoặc đặt giường gần nhà vệ sinh.
  • Người bệnh nên mang giày hoặc dép chống trượt khi đi bộ hoặc đứng. Không dùng giày trơn hoặc dép xỏ ngón trong phòng ngủ.
  • Gọi điều dưỡng đến tại nhà để giúp bệnh nhân phòng khi bị ngã. Tay vịn, ghế tiểu gần giường, ghế trong phòng tắm và các vật dụng khác có thể giúp người bệnh tránh bị ngã.
Nếu người bệnh bị ngã:
  • Đưa người bệnh ra khỏi nơi bị ngã cho đến lúc bạn phát hiện ra liệu có thương tích gì nghiêm trọng hay không. Nếu người bệnh ngưng thở, hãy gọi ngay cấp cứu.
  • Nếu người bệnh bất tỉnh, chảy máu, hoặc có dịch chảy ra từ miệng, tai hoặc mũi, hãy gọi ngay cấp cứu.
  • Nếu người bệnh có thể trả lời, hãy hỏi xem liệu họ có bị đau ở đâu không.
  • Kiểm tra xem đầu, tay, chân, mông người bệnh xem có vết thương hoặc bầm tím nào không, theo dõi xem có bất thường hoặc biến dạng nếu có bị gãy xương.
  • Chườm túi lạnh áp vào bất kỳ vị trí nào bị chảy máu (Cho đá vào túi nilon và quấn khăn xung quanh).
  • Nếu bạn không thể di chuyển người bệnh, hãy giúp họ cảm thấy dễ chịu nhất có thể cho đến khi có sự trợ giúp.
  • Nếu người bệnh không bị đau hoặc chảy máu, hãy giúp họ quay lại giường hoặc ghế (nhờ ai đó đỡ người bệnh nếu có thể).

Gọi ngay bác sỹ/ điều dưỡng nếu người bệnh:

  • Cảm thấy mệt hơn, tê mỏi hoặc thay đổi trạng thái tâm thần (chẳng hạn, người bệnh cảm thấy bối rối, không biết mình đang ở đâu, trở nên đãng trí, hoặc không còn minh mẫn như bình thường)
  • Trở nên yếu ớt và mất thăng bằng đủ để ngã bất cứ lúc nào
  • Ngưng thở
  • Bị chảy máu, có dịch chảy ra từ miệng, tai, mũi hoặc bất tỉnh
  • Đang lo lắng về thương tích sau khi bị ngã

Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ:

HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896

HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894

 

(Theo Phòng khám Gia đình Việt Úc


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội