Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Tại Nhà - Lú Lẫn - Phòng khám gia đình Việt Úc

Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Tại Nhà – Lú Lẫn

[Ngày 18 tháng 3 năm 2016]

benh nhan ung thu song lau hon khi biet tinh trang benh

Khi quá trình suy nghĩ bị xáo trộn, hay khi một người gặp khó khăn trong việc suy nghĩ và hành động như bình thường, họ có thể đang bị lú lẫn. Có rất nhiều yếu tố gây ra sự lú lẫn, bao gồm:

  • Lượng đường huyết thấp
  • Nhiễm trùng
  • Sốt cao
  • Ung thư lan vào não
  • Ung thư trong dịch não tủy
  • Thiếu ô xi lên não
  • Thiếu máu
  • Quá nhiều Canxi trong máu
  • Đau dữ dội
  • Uống quá nhiều thuốc giảm đau
  • Các loại thuốc khác

Lú lẫn có thể xảy ra hoặc trở nên tệ hơn khi người bệnh đi đến một nơi mới hoặc vào ban đêm. Thông thường các nguyên nhân gây lú lẫn đều có thể được xử lý.

Nếu người bệnh trở nên lú lẫn, hãy lập tức gọi bác sỹ. Người bệnh cần đươc nhanh chóng kiểm ra để phát hiện và xử lý các nguyên nhân gây ra triệu chứng. Có lúc người bệnh có thể phải ở lại bệnh viện cho đến khi vấn đề được xử lý. Trong khoảng thời gian này, người bệnh đang bị lú lẫn rất cần một ai đó ở bên cạnh.

Điều gì sẽ xảy đến với người bệnh

  • Khả năng nói đột nhiên thay đổi, đặc biệt người bệnh hay dừng lâu khi nói và nói lắp.
  • Khó tập trung và tỉnh táo
  • Người bệnh cần hỗ trợ khi tắm và mặc đồ dù họ có thể tự làm những việc này trước đó
  • Suy nghĩ rối ren, không có tổ chức, hoặc người bệnh không biết mình đang ở đâu
  • Cảm xúc thay đổi đột ngột; chẳng hạn, nhanh chóng thay đổi từ vui vẻ sang bực bội, khó chịu
  • Quên những gì đang làm

Người bệnh có thể làm gì

  • Gọi ngay bác sỹ nếu bạn nhận thấy mình đang có dấu hiệu bị lú lẫn
  • Nhờ ai đó ở bên để giúp bạn có cảm giác an toàn.

Người chăm sóc có thể làm gì

  • Đi khám cùng để giúp người bệnh mô tả các triệu chứng họ đang gặp phải cũng như ghi nhớ các chỉ dẫn của bác sỹ.
  • Tập trung sự chú ý bằng cách chạm nhẹ vào người bệnh, mặt đối mặt khi trò chuyện.
  • Ở gần người bệnh khi đang trò chuyện với họ.
  • Luôn nói rõ cho người bệnh biết bạn là ai
  • Tắt đài hoặc Ti vi lúc đang nói chuyện
  • Nói chậm rãi, câu ngắn gọn
  • Nói với người bệnh về ngày, giờ và nơi họ đang ở.
  • Để lịch và đồng hồ trong tầm mắt người bệnh
  • Trước lúc định làm gì (thay ga, mặc đồ, tắm cho người bệnh) hãy nói rõ cho người bệnh biết, giải thích từng bước đang làm.
  • Mở một chút nhạc nhẹ khi người bệnh ở trong phòng một mình.
  • Sử dụng đèn ngủ để người bệnh có thể thấy được mình đang ở đâu.
  • Thường xuyên dán nhãn các vật dụng bằng hình ảnh. Chẳng hạn, dán một bức hình của nhà vệ sinh ở trước cửa phòng tắm, hình ngọn lửa trước bếp nấu.
  • Giữ người bệnh không bị thương tích.
  • Giúp người bệnh rửa tay, vào phòng tắm, tắm và các hoạt động hằng ngày mà người bệnh khó có thể tự làm.
  • Kiểm tra xem người bệnh ăn gì (Người bệnh có thể quên ăn hoặc không thể ăn gì).
  • Đảm bảo người bệnh uống đúng thuốc và đúng giờ.
  • Để thuốc ngoài tầm tay người bệnh giữa các thời điểm uống thuốc.

Gọi bác sỹ/ điều dưỡng nếu người bệnh:

  • Đột ngột trở nên lú lẫn hoặc tình trạng lú lẫn ngày càng trầm trọng hơn
  • Khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày hoặc tự chăm sóc cho bản thân đột nhiên bị thay đổi
  • Trở nên bạo lực
  • Tự làm mình đau theo cách nào đó

Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ:

HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896

HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894

 

(Theo Phòng khám Gia đình Việt Úc)


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội