Chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà - Khô miệng

Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Tại Nhà – Khô Miệng

Khô miệng xảy ra khi không đủ lượng nước bọt. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc thở bằng miệng, tác dụng phụ của thuốc, xạ trị ở đầu, cổ hoặc do mất nước.

Điều gì sẽ xảy đến với người bệnh bị khô miệng

  • Miệng khô, bong tróc, có nước bọt trắng trong và xung quanh miệng
  • Nước bọt đặc quánh như dịch nhầy và dính vào hai môi khi mở miệng
  • Gặp khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc dung dịch lỏng đặc
  • Luôn mở miệng để thở (điều này làm khô miệng và họng)
  • Nóng rát lưỡi
  • Các mẩu thức ăn còn sót lại ở răng, lưỡi và nướu
  • Bề mặt lưỡi khô ráp và nứt

Người bệnh bị khô miệng có thể làm gì?

  • Súc miệng 2 giờ một lần bằng nước muối và soda. Pha 1 thìa muối, 1 thìa Baking Soda vào 1 lít nước. Khuấy kỹ trước khi dùng, súc vào và nhổ ra, không nuốt.
  • Dùng thêm chất lỏng trong bữa ăn để làm ẩm thức ăn và dễ nuốt.
  • Thêm nước (nước thịt, nước sốt, sữa và sữa chua) vào thức ăn cứng.
  • Thử ngậm đá, kẹo cứng không đường hoặc nhai kẹo cao su không đường.
  • Để nước lạnh ở gần để uống giữa các bữa ăn và súc miệng.
  • Súc miệng thường xuyên bằng nước bọt nhân tạo (có bán tại các nhà thuốc).
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm để giữ môi mềm và ẩm,
  • Tránh các thức ăn nóng, cay hoặc có chứa axit.
  • Tránh ăn kẹo dẻo, thịt dai hoặc rau quả sống và cứng.
  • Tránh dùng đồ chứa cồn, kể cả nước súc miệng chứa cồn mua ở các cửa hàng.
  • Tránh hút thuốc.

Người chăm sóc người bệnh bị khô miệng có thể làm gì?

  • Cho người bệnh ăn thành các bữa nhỏ với các thức ăn mềm dùng với nước sốt
  • Cho người bệnh ăn kem, thạch và các đồ uống lạnh.
  • Để nước lạnh ở gần để người bệnh nhấp thường xuyên
  • Giúp người bệnh theo dõi lượng chất lỏng nạp vào cơ thể và khuyến khích người bệnh dùng 2-3 lít nước mỗi ngày với sự đồng ý của bác sỹ. Nước đá, kem, thạch đều được xem là chất lỏng.

Gọi bác sỹ/ điều dưỡng nếu người bệnh bị khô miệng:

  • Miệng khô kéo dài hơn 3 ngày
  • Không thể uống hoặc nuốt thuốc
  • Không thể ăn uống
  • Miệng bị lở, môi khô và nứt nẻ
  • Khó thở

(Theo Phòng khám Gia đình Việt Úc


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội